Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 32 °C / 26 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Brexit-nước Anh bị đẩy vào chân tường

Cập nhật: 13:43 ngày 21/03/2019
(BGĐT) - Hạ viện Anh lại một lần nữa bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit sửa đổi lần thứ hai của Thủ tướng Theresa May, qua đó đẩy nước Anh vào chân tường và đưa tiến trình Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu Âu) vào vòng xoáy chính trị mới.

Bất chấp Thủ tướng Theresa May đã giành được bảo đảm mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của Liên minh châu Âu (EU) vào phút cuối cho dự thảo mới về kế hoạch Brexit, nhưng các nỗ lực của bà suốt hai tháng qua đã thất bại tại chính Quốc hội Anh. Những người ủng hộ Brexit trong Đảng Bảo thủ cáo buộc bà Theresa May đầu hàng EU và đây là lý do khiến kế hoạch Brexit mới chỉ nhận được 242 phiếu thuận và có tới 391 phiếu chống.

{keywords}

Với 391 phiếu chống và 242 phiếu thuận, Hạ viện Anh ngày 12-3- 2019 lần thứ hai bác bỏ dự thảo thỏa thuận Brexit sửa đổi của Thủ tướng Theresa May.

Các nhà lập pháp Anh phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu khác về khả năng Anh ra đi “tay trắng”, và nếu tiếp tục phản đối khả năng này, Hạ viện lại bước vào một cuộc bỏ phiếu nữa để xem liệu có nên yêu cầu EU chấp nhận phương án kéo dài thời hạn chờ của Brexit hay không. Về phần mình, EU khẳng định sẽ không đàm phán lại một lần nữa về kế hoạch Brexit của Anh.

Mọi bế tắc trong nội bộ nước Anh xuất phát từ điều khoản “chốt chặn” ở biên giới Ireland. Mục đích của điều khoản “chốt chặt” để ngăn sự trở lại của các trạm kiểm soát biên giới giữa tỉnh Bắc Ireland của Anh và Cộng hòa Ireland nếu các bên không nhất trí về một thỏa thuận tự do thương mại sau quá trình chuyển tiếp (kéo dài đến ngày 31-12-2020). Theo thỏa thuận, Anh và EU sẽ hình thành một khu vực thuế quan chung và vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh cũng sẽ tuân thủ các quy tắc của thị trường chung EU về sự di chuyển của hàng hóa, cho phép biên giới này tự do qua lại. Các doanh nghiệp Bắc Ireland có thể đưa hàng hóa vào thị trường chung mà không bị hạn chế. Tại bất kỳ thời điểm nào sau quá trình chuyển tiếp, EU và Anh có thể quyết định rằng thỏa thuận này không còn cần thiết nữa, nhưng phải được sự nhất trí của cả hai bên. Nhiều nghị sĩ phản đối điều khoản chốt chặn do lo sợ Anh sẽ bị kẹt trong bẫy lưới này vĩnh viễn. Họ coi thỏa thuận Brexit mới là sự thỏa hiệp chủ quyền của nước Anh và Liên minh hải quan sẽ ngăn cản nước Anh ký các thỏa thuận thương mại toàn diện. Bắc Ireland thì bị gắn chặt hơn với các quy định của EU hơn là các vùng khác thuộc Anh.

{keywords}

Thủ tướng Theresa May đang làm tất cả để Anh không phải rời EU mà không có thỏa thuận.

Thời điểm Brexit có hiệu lực là 29-3 đã tới rất gần. Sau cuộc bỏ phiếu lần đầu vào ngày 15-1, khả năng về một "Brexit không thỏa thuận" đã lộ rõ và ngày định mệnh đang tới gần. Nếu giới chính trị Anh không đưa ra được một giải pháp nào khác từ nay cho tới đêm 29-3, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ buộc phải chuyển từ quy chế quốc gia thành viên EU sang quy chế nước thứ 3.

Một “Brexit không thỏa thuận” được bà May cho là thảm họa, sẽ kéo theo những hậu quả kinh tế nghiêm trọng, cho dù khó có thể ước lượng được. Thiệt hại của kịch bản này thay đổi theo từng lĩnh vực. Từ nhiều tháng nay, cả EU và Anh ra sức hạn chế các thiệt hại từ “Brexit không thỏa thuận” bằng cách ký nhiều hiệp định cho từng lĩnh vực. Mặc dù vậy, Chính phủ Anh ước tính mức thiệt hại là 8% GDP trong 15 năm, nếu “Brexit không thỏa thuận” xảy ra.

Tuy nhiên, giải pháp này được một số ít nghị sĩ nhiệt huyết nhất với Brexit ủng hộ, đặc biệt là cựu chuyên gia đàm phán người Anh, Boris Johnson. Đối với ông Johnson, một sự trở lại đột ngột với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tốt hơn so với cái mà ông gọi là một thỏa thuận tồi.

Một kịch bản khác là tái đàm phán với EU để thông qua thỏa thuận, một điều được xem là vô cùng khó khăn trong bối cảnh EU đã thể hiện quyết tâm không muốn đàm phán thêm nữa. Kế hoạch này được xem là bản sao tồi của kế hoạch A, là ở chỗ thỏa thuận hiện được đặt trên bàn chờ Hạ viện thông qua, đồng thời quay sang EU để tìm cách giành thêm một số nhượng bộ với 27 quốc gia EU.

Các quốc gia châu Âu có thể xét lại lập trường này - mặc dù vậy, không từ bỏ ranh giới đỏ của họ - để tránh một "Brexit không thỏa thuận". Hiện họ sẵn sàng tái thảo luận một số điểm của tuyên bố chính trị nhưng luôn chờ đợi các đề xuất thực tế của bà May.

{keywords}

Con đường Anh rời Liên minh châu Âu còn nhiều chông gai.

Bên cạnh đó, chiến lược "câu giờ" của bà May bằng cách nêu ra mối đe dọa của một "Brexit không thỏa thuận", dường như đã khiến một số nhân vật có quan điểm Brexit cứng rắn bớt căng thẳng, như nghị sĩ có ảnh hưởng của Đảng Bảo thủ Jacob Rees-Mogg. Ông đã thừa nhận không còn muốn rút điều khoản "chốt chặn" khỏi thỏa thuận nữa, nhưng một thời hạn chót cần được đưa ra.

Một khả năng khác được đánh giá là khả thi nhất là lùi thời hạn Brexit tới cuối tháng 6. Tuy nhiên, trước bế tắc trong thảo luận với EU và ban đầu bị phản đối vì lựa chọn của mình, bà May đã tự thấy buộc phải lùi thời hạn Brexit, đặc biệt là để tìm cách xoa dịu nhiều thành viên trong chính phủ của bà đang đe dọa từ chức nếu Brexit không thỏa thuận, không được loại bỏ hẳn. Mặc dù lựa chọn này đã không nhận được sự ủng hộ của đa số nghị sĩ Anh vào ngày 29-1, nhưng sự thay đổi hoàn toàn này của bà May có lẽ làm thay đổi cuộc chơi. Theo đó, bà có thể yêu cầu các quốc gia châu Âu gia hạn Điều 50 Hiệp ước Lisbon khi ấn định thời hạn Anh rút khỏi EU là ngày 29-3-2019. Yêu cầu gia hạn này của Anh cần được sự chấp thuận của 27 quốc gia thành viên. Dù rằng triển vọng này không làm hài lòng các nước EU, nhưng Trưởng đoàn đàm phán EU Barnier đã không loại trừ lựa chọn này, cho dù không tin vào sự cần thiết của nó trước bối cảnh bế tắc trong thảo luận với Anh. Mặt khác, việc gia hạn Điều 50 đặt ra một loạt câu hỏi cho EU về triển vọng bầu cử Nghị viện châu Âu vào ngày 26-5, vốn đang được chuẩn bị trước sự ra đi của Anh. Trên thực tế, các đảng chính trị của mỗi nước thành viên đang tập hợp đại biểu của họ dựa trên nền tảng của sự phân chia số ghế tại Nghị viện châu Âu (79 ứng cử viên tại Pháp chẳng hạn). Vậy nếu người Anh muốn ở lại EU qua ngày 2-7 - ngày diễn ra phiên họp toàn thể đầu tiên của Nghị viện mới, họ cần phải có đại diện của mình trong các thiết chế EU đến khi việc ra đi của họ có hiệu lực, và như vậy, họ phải tham gia bầu cử.

Từ nhiều tháng nay, cả EU và Anh ra sức hạn chế các thiệt hại từ “Brexit không thỏa thuận” bằng cách ký nhiều hiệp định cho từng lĩnh vực. Mặc dù vậy, Chính phủ Anh ước tính mức thiệt hại là 8% GDP trong 15 năm, nếu “Brexit không thỏa thuận” xảy ra.

Còn khả năng nữa là để cho các công dân Anh trực tiếp xét lại vấn đề để thoát khỏi thế bế tắc. Các nghị sĩ ủng hộ châu Âu tại Hạ viện Anh và Công đảng Anh hiện giờ yêu cầu tiến hành một cuộc trưng cầu ý dân. Một cuộc thăm dò dư luận do YouGov tiến hành vào mùa hè năm 2018 cho thấy, 45% người Anh ủng hộ một cuộc bỏ phiếu (35% chống) mang lại kết quả đàm phán với Brussels. Nghị sĩ châu Âu của Anh, Jude Kirton-Darling, thuộc Liên minh tiến bộ của khối Dân chủ và Xã hội tại Nghị viện châu Âu (S&D), người ủng hộ phong trào vì một cuộc trưng cầu ý dân thứ 2 mang tên "Cuộc bỏ phiếu nhân dân", giải thích: “Cách duy nhất để thoát khỏi sự bế tắc này, chính là quay trở lại với người dân và hỏi ý kiến họ".

Theo nữ nghị sĩ này, hai năm đàm phán dường như đã cho phép người Anh nhận thức rõ hơn tính phức tạp của một cuộc "ra đi" như vậy. Và nhận thấy đặc tính không giữ lời hứa của một số nhân vật chính trị trong một chiến dịch đầy sự dối trá.

Các đảng viên theo xu hướng tự do, độc lập Scotland và Đảng Xanh ủng hộ ý tưởng về một cuộc trưng cầu ý dân mới. Cùng đó, một nhóm chính trị mới gồm các nghị sĩ trung dung và ủng hộ hội nhập châu Âu "Nhóm độc lập" - The Independant Group (7 nghị sĩ từ Công đảng và 3 nghị sĩ thuộc Đảng Bảo thủ Anh) phản đối lại các chiến lược của bà May.

Hiện giờ, chưa có đa số ủng hộ một cuộc trưng cầu ý dân lần 2, song Công đảng đối lập có lẽ sẵn sàng quyết định sự ủng hộ của mình đối với thỏa thuận Brexit theo cách tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân.

Các nghị sĩ Anh bỏ phiếu ủng hộ đề nghị EU trì hoãn Brexit
Hạ viện Anh ngày 14-3 bỏ phiếu thông qua đề xuất của chính phủ, theo đó gia hạn điều khoản 50 và ủng hộ việc đề nghị EU trì hoãn Brexit. Để đáp trả, EC đã yêu cầu Anh phải có chứng minh cụ thể.
 
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh nỗ lực phút chót trước cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện
Thủ tướng Anh Theresa May ngày 12-3 đã phát biểu trước Quốc hội nước này trong nỗ lực phút chót kêu gọi sự ủng hộ của các nghị sĩ đối với thỏa thuận Brexit sửa đổi. Động thái  xảy ra chỉ ít giờ trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu lần hai mang tính lịch sử tại Hạ viện Anh về văn kiện này.
 
Vấn đề Brexit: Thủ tướng Anh lại đối mặt sức ép từ chức
Thủ tướng Anh Theresa May đang phải đối mặt với sức ép từ chức nặng nề khi những nghị sĩ Bảo thủ nổi loạn theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu cho rằng bà có thể phải "hy sinh ngôi vị thủ tướng" để đổi lấy số phiếu ủng hộ từ nhóm này cho cuộc bỏ phiếu Brexit (Anh rời khỏi Liên minh châu - EU) quan trọng vào ngày 12-3.
 

Thanh Bình

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...