Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Thế giới
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bộ trưởng tài chính G20 hối thúc đánh thuế các tập đoàn Internet

Cập nhật: 07:59 ngày 09/06/2019
Ngày 8-6, tại Fukuoka, Nhật Bản, Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đều nhất trí về tầm quan trọng của việc tìm ra một hệ thống toàn cầu nhằm đánh thuế vào các hãng Internet khổng lồ như Google và Facebook. Tuy nhiên, các nước vẫn chưa tìm ra được biện pháp thực thi tốt nhất.

G20 đã trao nhiệm vụ cho Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) nhằm thay đổi hệ thống thuế toàn cầu, vốn đang tạo điều kiện cho các hãng công nghệ lớn hưởng lợi từ mức thuế thấp tại một số nơi như Ireland, nhưng không phải trả đồng thuế nào tại những nơi mà các công ty này thu nhiều lợi nhuận. Tổng Thư ký OECD Angel Gurria đã trình lên hội nghị G20 một “lộ trình”, đã được 129 nước ký kết, trong nỗ lực nhằm đạt được giải pháp lâu dài vào năm 2020.

{keywords}

Phiên thảo luận của các Bộ trưởng Tài chính G20 về Thuế toàn cầu diễn ra tại Fukuoka, Nhật Bản.

Trước khi hội nghị chính thức bắt đầu, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi thế giới cần nhanh chóng có biện pháp, đồng thời kêu gọi thiết lập một khung thời gian tham vọng hơn nhằm thúc đẩy sự đồng thuận toàn cầu. “Một lịch trình phù hợp nhất để có được một cam kết là vào cuối năm nay”, Bộ trưởng tài chính Pháp Le Maire nói.

Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho rằng, việc đánh thuế các tập đoàn Internet một cách công bằng là biện pháp ứng phó với sự bất công trong hệ thống thuế hiện nay.

Các bộ trưởng đang cân nhắc khả năng về một chính sách thuế mới dựa trên khối lượng hoạt động kinh doanh của công ty tại một quốc gia, chứ không phải nơi họ đặt trụ sở.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều đề xuất khác nhau, trong đó có đề xuất do Mỹ đưa ra có thể ảnh hưởng đến các công ty đa quốc gia châu Âu và châu Á trong nhiều lĩnh vực khác ngoài công nghệ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ quan ngại việc chính sách thuế riêng của Anh và Pháp đối với các công ty kỹ thuật số. “Chúng ta không xem xét viết lại toàn bộ luật thuế, nhưng chúng ta cần nhìn nhận sự cân bằng giữa vấn đề trong lĩnh vực kỹ thuật số và việc môi trường mới sẽ tác động thế nào đến các công ty không hoạt động trong lĩnh vực này”, ông Mnuchin nói.

Bộ trưởng tài chính Mỹ cũng nhất trí rằng các tiếp cận rời rạc trong việc đánh thuế là không phải là biện pháp phù hợp với bất kỳ nước nào.

Trước thềm cuộc họp, Oxfam đã kêu gọi “một thỏa thuận bảo đảm rằng các tập đoàn được đánh thuế tại nơi họ kiếm được lợi nhuận thay vì bất cứ nơi nào họ đóng thuế” và nói rằng hội nghị lần này ở Fukuoka là “cơ hội duy nhất để chấm dứt tình trạng trốn thuế doanh nghiệp và cạnh tranh thuế gây thiệt hại”.

Hội nghị Bộ trưởng tài chính G20 dự kiến diễn ra trong hai ngày 8 và 9-6 tại TP Fukuoka, Nhật Bản. Hội nghị lần này cũng sẽ tập trung thảo luận vào chủ đề tác động của xung đột thương mại toàn cầu đang gia tăng đối với triển vọng kinh tế ngày càng mong manh.

G20 hiện gồm các thành viên: Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Liên hiệp châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Argentina, Australia, Brazil, Canada, Indonesia, Italia, Japan, Mexico, Saudi Arabia, và Nam Phi.

Hội nghị Thượng đỉnh G20 đạt được sự đồng thuận và ra tuyên bố chung
Ngày 1-12, sau hai ngày làm việc khẩn trương và căng thẳng, Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khép lại với việc thông qua tuyên bố chung, khẳng định sự đồng thuận trong những vấn đề được coi là gai góc nhất và có nhiều sự khác biệt nhất như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Nhiều vấn đề chia rẽ "phủ bóng" hội nghị
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với sự có mặt của lãnh đạo các cường quốc hàng đầu thế giới, cũng như nhiều đại diện tổ chức quốc tế và khu vực đã chính thức khai mạc ngày 30-11 tại thủ đô Buenos Aires của Argentina.
Tổng Thư ký LHQ đề cao vai trò của toàn cầu hóa công bằng tại Hội nghị G20
Phát biểu tại cuộc họp báo tại trụ sở Liên Hợp quốc (LHQ) ngày 28-11 trước khi rời đi Buenos Aires dự Hội nghị thượng đỉnh G-20, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi cộng đồng quốc tế cần hợp tác để đạt đến mục tiêu toàn cầu hóa công bằng.

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...