Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Từ bỏ thú vui nguy hiểm

Cập nhật: 17:17 ngày 03/02/2019
(BGĐT)-Những ngày áp Tết Kỷ Hợi 2019, mỗi tối, không riêng khu phố nơi gia đình tôi sinh sống mà tại nhiều nơi khác thỉnh thoảng người dân lại giật mình vì ai đó đốt pháo gây tiếng động lớn. Cứ đà này, dự báo là giao thừa năm nay, pháo sẽ nổ râm ran ở nhiều nơi từ thành thị đến nông thôn. 

Có lẽ với một số người, làm pháo (tự chế pháo), đốt pháo là một thú vui. Bởi vậy bất chấp quy định cấm sản xuất, vận chuyển và đốt pháo nổ của Nhà nước, nhiều người vẫn không bỏ thói quen này mỗi dịp Tết đến, xuân về hoặc khi trong nước có sự kiện lớn. Có một thực tế là hành vi đốt pháo nổ khó phát hiện và xử lý thích đáng nên ngày càng nhiều người vi phạm.

Những người đốt pháo cho rằng ngày Tết có tiếng pháo nổ nghe vui tai, tinh thần thêm phấn chấn. Thế nhưng rõ ràng thú vui làm pháo, đốt pháo là vi phạm pháp luật, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gây ra tai nạn thương tích và hỏa hoạn.

Mới đây, ngày 29-1, Đỗ Văn T (25 tuổi ở Hải Phòng) khi đang tự chế pháo tại nhà thì xảy ra nổ lớn. Hậu quả là anh này bị cụt bàn tay 2 bên, gãy hở xương hàm dưới, chấn thương ngực kín, dập nhu mô thùy trên hai phổi, bỏng rộng vùng ngực, nhiều vết thương nhỏ ở hai chân.

Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân đã được mổ cấp cứu cắt cụt để ngỏ 1/3 giữa cẳng tay phải, cắt lọc cơ dập nát cẳng tay trái, kết xương hàm dưới. Mặc dù bệnh nhân đã qua cơ nguy kịch nhưng để lại di chứng nặng nề.

Trước đó, tại xóm 7, xã Nam Trường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xảy ra vụ tai nạn làm 5 người thương tích do pháo nổ. Cháu N.K.Q (15 tuổi) cùng một cháu khác tiến hành tự chế pháo nổ theo công thức học ở trên mạng, trong lúc đang thực hiện thì phát nổ, gây thương tích cho em N.K.Q và những người xung quanh. Cụ thể, hai cháu được cấp cứu và điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi Nghệ An đều bị bỏng nặng ở vùng mặt, tay, chân; bị bỏng cấp độ 2 và độ 3. Ba người còn lại do bị bỏng nặng hơn đã được người nhà đưa đi cấp cứu ở Viện Bỏng Hà Nội và Bệnh viện Đa khoa TP Vinh.

Đốt pháo là phong tục có từ lâu đời của dân tộc ta, nhất là mỗi dịp Tết đến, xuân về với hàm ý xua đuổi tà ma, tống tiễn những điều không hay của năm cũ. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh việc đốt pháo lãng phí không ít tiền của và có thể gây ra rất nhiều hệ lụy. Vì thế, Nhà nước đã thực hiện lệnh cấm sản xuất, vận chuyển và đốt pháo nổ. Mấy chục năm qua, quy định này được đại bộ phận nhân dân chấp hành nghiêm túc nhưng vẫn còn một số cá nhân viện đủ lý do để cố tình vi phạm và hậu quả là những vụ tai nạn thương tâm như trên.

Mùa xuân đang gõ cửa từng nhà. Năm mới cần một tư duy và hành động mới. Có lẽ đã đến lúc, những người còn có thú vui làm pháo, đốt pháo nổ nhận thức đúng về vấn đề này để từ bỏ thú vui có thể gây nguy hiểm cho mình và xã hội.

Huy Nam

Tránh lãng phí trong dịp Tết
(BGĐT) - Quan niệm của nhiều người ăn Tết, chơi Tết phải mâm cao cỗ đầy, phải “chơi sang”, xả láng dẫn đến nhiều cách ăn Tết rất phô trương, lãng phí, thậm chí gây những hệ lụy xấu cho xã hội. 
 
Ngày Tết, lo thực phẩm bẩn
(BGĐT) - 350 kg nầm lợn thối vừa bị tổ công tác Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) bắt quả tang trên xe ô tô khi đang dừng đỗ tại quốc lộ 1 thuộc địa phận Bắc Giang. Lái xe người Lạng Sơn không xuất trình được nguồn gốc số nầm lợn và bị xử phạt 12 triệu đồng. Ngay sau đó, toàn bộ số nầm lợn hôi thối được tiêu hủy kịp thời.
 
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...