Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Từ đề tài khoa học đến thực tiễn

Cập nhật: 08:37 ngày 05/09/2019
(BGĐT) - Hoạt động sáng tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ của Bắc Giang những năm qua khá sôi động nhưng việc ứng dụng vào thực tiễn còn nhiều hạn chế.

Mới đây, hai công trình, giải pháp khoa học và công nghệ của tỉnh vinh dự lọt vào “Sách vàng sáng tạo Việt Nam năm 2019”, đó là: “Cột cảnh báo nước lũ, nước dâng bằng tín hiệu pháo hiệu cảnh báo cho các ngầm tràn, đoạn đường ngập nước” của nhóm tác giả: Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Đức Hùng, Công ty TNHH một thành viên Cơ khí Tuyết Thành, xã Nhã Nam (Tân Yên) và “Ứng dụng công nghệ, xây dựng mô hình sản xuất ngọc trai nước ngọt bằng phương pháp lai ghép mô tế bào” của tác giả Trương Đình Tùng, Công ty TNHH Hà Bắc Pearl, xã Đông Hưng (Lục Nam).

Nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ khác ở các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục được đưa vào ứng dụng hiệu quả như dự án cải tạo chè Yên Thế; Quản lý vận hành hệ thống đèn chiếu sáng công cộng ở TP Bắc Giang; Nghiên cứu nâng cao hiệu quả điều trị bệnh nhân suy thận; Nghiên cứu nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 10…

Tuy nhiên, trong khoảng 10 năm trở lại đây, toàn tỉnh có 124 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp nhà nước được đánh giá, nghiệm thu thì chỉ có 50,8% được ứng dụng, nhân rộng ở quy mô rộng. Trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật, cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng hằng năm nhiều sản phẩm đoạt giải nhưng không được ứng dụng rộng rãi.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà khoa học; chưa có quy định trách nhiệm của các cơ quan, chính quyền cấp huyện trong việc nhân rộng kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ.

Mặt khác, việc cung cấp thông tin đề tài, dự án khoa học và công nghệ đến cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã còn hạn chế; thiếu kết nối giữa nhà khoa học với doanh nghiệp cho nên các nhà khoa học không biết doanh nghiệp cần gì và các tổ chức, doanh nghiệp cũng không rõ các nhà khoa học có thể làm được gì…

Từ thực tế trên, tại phiên họp thường kỳ tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh đã thông qua Quy chế phối hợp nhân rộng kết quả đề tài, dự án khoa học và công nghệ, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, UBND cấp huyện về vấn đề này.

Cùng với giải pháp trên, nhiều ý kiến đề xuất trước hết cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh liên kết giữa các nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông, ngân hàng về phát triển khoa học và công nghệ. 

Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ phải gắn liền với thực tiễn và yêu cầu của thị trường; tìm hiểu và cân nhắc thị trường cần gì để có hướng đi thích hợp. Hình thành các trung tâm giao dịch về công nghệ một cách hiệu quả và thực chất để tạo điều kiện cho sản phẩm công nghệ có thể gặp được nhu cầu thực sự của khách hàng.

Nhiều đề tài khoa học, công nghệ khó nhân rộng, vì sao?
(BGĐT) - Mỗi năm, tỉnh Bắc Giang đầu tư hàng chục tỷ đồng phục vụ công tác nghiên cứu nhằm lựa chọn giải pháp tiên tiến áp dụng vào sản xuất, đời sống. Hầu hết các đề tài, dự án khoa học, công nghệ (KH&CN) đều được nghiệm thu thành công; nhiều nhiệm vụ KH&CN đạt loại tốt, xuất sắc song vẫn khó nhân rộng.
56 đề tài khoa học kỹ thuật của học sinh Hà Nội dự thi quốc gia
Ngày 1-12, 56 đề tài khoa học kỹ thuật xuất sắc của các học sinh Hà Nội đã được trao giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học (HASEF) năm học 2017-2018, chính thức được chọn tham dự cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...