Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 34 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Thông điệp không lời

Cập nhật: 08:37 ngày 18/12/2019
(BGĐT) - GS.Hoàng Chí Bảo đã quen thuộc với nhiều người về nói chuyện chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Hôm qua (17-12), tại hội nghị trực tuyến toàn quốc do Ban Tuyên giáo T.Ư tổ chức, nhiều câu chuyện về Bác do GS Hoàng Chí Bảo kể khiến chúng ta cảm động, ngẫm ngợi, nhất là chuyện “thông điệp không lời” vẫn như còn nguyên tính thời sự.

Chuyện kể rằng, trong 24 năm là Chủ tịch nước, Bác Hồ hiểu rất rõ căn bệnh tham ô, tham nhũng chỉ xảy ra trong thể chế nhà nước, trong bộ máy nhà nước và những cán bộ có chức, có quyền. Chính vì vậy, với Bác, điều trị, sửa chữa bệnh tham ô, tham nhũng là tập trung điều trị bên trong thể chế bộ máy.

Để chống quan liêu, tham nhũng, Bác đã mở một hội nghị riêng về vấn đề này. Trước hội nghị, Bác đã nhờ đồng chí Vũ Kỳ (thư ký của Bác) dùng tiền tiết kiệm của Bác mua tặng mỗi cán bộ dự hội nghị 1 chiếc bút máy. Ai nhận quà của Bác cũng rất vui, cảm động và nâng niu chiếc bút, và theo thói quen khi nhận quà mọi người đều mở hộp bút ra xem thì nhìn thấy dòng chữ “Bút chống quan liêu, tham nhũng và lãng phí” đã được Bác khéo léo nhắc nhở khắc vào.

Lúc đó Bác không nói một lời, mọi người đọc dòng chữ được khắc trên bút cũng im lặng. GS Hoàng Chí Bảo bình luận, hai sự im lặng có giá trị khác nhau lắm các đồng chí ạ. Im lặng của Bác có giá trị như một lời khuyên, đó là “thông điệp không lời” cảnh báo “hãy biết dừng lại trước khi quá muộn”. Còn các đồng chí dự họp im lặng để dặn vấn lương tâm mình, nhìn lại chính mình để kịp thời sửa chữa. Bác đã chữa trị bệnh tham ô, tham nhũng và quan liêu đối với cán bộ của mình như vậy.

Thấm nhuần lời căn dặn của Bác về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xác định quan liêu, tham nhũng, lãng phí và chủ nghĩa cá nhân luôn là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, của nhà nước, do đó những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí… Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực song tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn biến phức tạp; tham nhũng trở thành “vấn nạn” xã hội, gây bức xúc trong nhân dân.

Từ thực trạng trên, giải pháp mà trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhằm ngăn chặn, đẩy lùi quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã nhấn mạnh cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền; tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân; nâng cao năng lực của đội ngũ tham mưu, phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ then chốt. Để làm tốt nhiệm vụ này, GS Hoàng Chí Bảo gợi ý mỗi cán bộ, đảng viên nên đọc kỹ lưỡng bài viết của Bác: "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" để liên hệ với bản thân để thực hành cho tốt để được dân tin yêu. Được dân tin, dân ủng hộ thì việc khó đến đâu cũng làm được. Làm được như vậy chính là hành động thiết thực “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Đòi hỏi cao hơn về chất lượng nông sản
(BGĐT) - Cùng vào dịp Hội chợ cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2019, hơn 1 tấn trái cây và nông sản tiêu biểu của Bắc Giang đã có mặt tại siêu thị Thành Công (Hà Nội) để cung ứng cho người tiêu dùng Thủ đô. Chiếm lĩnh thị trường bằng sản phẩm chất lượng cao là xu hướng tất yếu cho nông sản Bắc Giang.
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái vừa ký ban hành Chỉ thị về tăng cường xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đây là vấn đề liên quan đến mỗi người, mỗi nhà cần chung tay hành động vì sự yên vui, tiến bộ của cộng đồng xã hội.
“Dạy chữ” gắn với “dạy người”
(BGĐT) - Một trong những nội dung quan trọng mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo tại Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, đó là “dạy chữ” phải đi đôi với “dạy người”.
“Từ mẫu” ở đâu?
(BGĐT) - Không thể tin nổi, một bệnh viện lớn ở Thủ đô, có bề dày hơn 119 năm lại làm một việc không có “y” mà cũng chả có “đức”, đó là gian lận khi làm xét nghiệm HIV và viêm gan B. Tất cả đang diễn ra tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).
Cải thiện tầm vóc
(BGĐT) - Vấn đề chiều cao, thể lực của con trẻ luôn là mối quan tâm của mỗi gia đình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Tuy nhiên, người Việt lại đang đứng thứ tư trên bảng xếp hạng những nước mà công dân có chiều cao khiêm tốn nhất thế giới.
Văn hóa xếp hàng
(BGĐT) - Nếu phải đi qua cổng trường học trên địa bàn thành phố Bắc Giang vào đầu giờ học hoặc khi tan trường, nhất là nơi cổng trường mầm non và tiểu học, ai cũng ngán ngẩm vì cảnh người, xe lộn xộn, giao thông ùn tắc và mất an toàn.
Trần Anh
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...