Thứ năm, 02/05/2024
Bắc giang 22 °C / 23 - 30 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Khai thác kiểu tận thu, tận diệt

Cập nhật: 08:53 ngày 12/05/2020
(BGĐT) - Hiện tượng nhiều người dân đổ xô lên rừng đào cây sim mang về ươm để bán làm cây cảnh chưa rõ hiệu quả kinh tế ra sao, nhưng tình trạng khai thác kiểu tận thu, tận diệt cây sim cũng như các loại cây, con tự nhiên khác rất đáng lo ngại.

Báo chí đưa tin, tại một xã miền núi huyện Lục Nam nhiều nhóm người với cuốc, cưa, thuổng đi “đào tận gốc, trốc tận rễ” những cây sim mang về ươm.

Tìm hiểu được biết, người dân khai thác các gốc sim mang về vườn nhà ươm sống rồi đem bán cho những người chơi cây cảnh với giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng/gốc. Nhưng cũng chưa ai bán được gốc nào mà chỉ là … tin đồn.

Sim là cây hoang dại mọc khắp đồi rừng, đâu chẳng có. Nhiều khi người ta phải phát, đốt để lấy diện tích làm nương rẫy hoặc để không ảnh hưởng đến các loại cây kinh tế.

Vậy mà cây hoang dại này bỗng dưng có người mua, có giá trị kinh tế thì đúng là “trời cho của” còn gì?

Trời cho chưa thấy đâu nhưng có thể nhìn thấy những hệ lụy. Bởi sim không dễ ươm nên việc đánh từ rừng về nhà trồng có khi thành công cốc. Mặt khác, cây sim có tác dụng chống rửa trôi, sói mòn nếu khai thác kiểu tận thu, tận diệt có thể gây hại cho cây rừng.

Kiểu khai thác tận thu, tận diệt cũng từng xảy ra với một số loại cây khác. Chẳng hạn như cây chè hoa vàng. Nghe nói cả hoa khô, hoa tươi, lá khô, lá tươi của loại cây này đều bán được giá cao. Vì thế mà cây chè hoa vàng trụi lủi quanh năm, chẳng thể nào lớn được. Không rõ số phận của nó giờ ra sao?

Tương tự, cây mai, cây đào rừng Tây Yên Tử cũng mai một do bị các “thợ săn” khai thác tận diệt bán cho người chơi cây cảnh.

Ngay cả cây cho hiệu quả kinh tế cao như vải thiều mà đã có lúc nhiều người phải nhớn nhác, lo ngại vì thấy có người đặt mua lá vải thiều khô để xuất khẩu.

Trên thực tế nhiều loại thủy sản tự nhiên ngày càng khan hiếm do kiểu khai thác kiểu tận thu, tận diệt. Nguyên nhân là do một số người dùng kích điện, thuốc nổ, chài lưới mắt nhỏ để đánh bắt thủy sản. Đáng lưu ý là hầu như chưa thấy có trường hợp nào bị xử lý với những kiểu vi phạm như vậy.

Trở lại chuyện cây sim, nghe nói dân chơi cây cảnh chuyên nghiệp chỉ thu mua những cây sim to lớn, còn đối với cây nhỏ họ ít để ý, thậm chí lấy về chỉ làm củi đun bếp. Vậy, việc người dân khai thác cả cây sim nhỏ phải chăng là hậu quả nhãn tiền của tin đồn thất thiệt.

Từ thực tế trên, chính quyền, cơ quan chức năng cần tuyên truyền, khuyến cáo để người dân tránh mất công vô ích. Cùng đó cần kiểm soát, có biện phạm xử lý vi phạm ở những khu vực cấm khai thác. Đây cũng là cách ứng phó với nhiều loại cây, con khác đang bị khai thác kiểu tận thu, tận diệt.

Lại “nhắc nhau” tinh thần Nghị định 100
(BGĐT) - Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được đánh giá phát huy hiệu quả tức thì trong cuộc sống, nhưng vì dịch Covid -19 ít nhiều khiến nó bị ”nới lỏng”. Nay là lúc cần “hâm nóng” lại.
Ngưỡng 30
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định số 588 phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030", trong đó khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi... Quyết định này được khá nhiều người quan tâm, đặc biệt về tuổi kết hôn, không quá ngưỡng 30.
Đừng cứng nhắc
(BGĐT) - Học sinh cả nước trở lại trường đi học được vài hôm, sau kỳ nghỉ dài vì Covid-19. Ngày đầu cả thầy và trò vui mừng, háo hức nhưng ngay đó đã lộ nhiều bất cập. Đi học thời Covid quả lắm gian nan.

Trần Anh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...