Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 31 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lan tỏa văn hóa đọc

Cập nhật: 08:36 ngày 24/04/2019
(BGĐT)- Những ngày vừa qua, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam nhằm tôn vinh giá trị của sách, phát triển văn hóa đọc, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng cuộc sống tiến bộ. Làm gì để văn hóa đọc lan tỏa trong đời sống hằng ngày?

Gần 90 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ ngơi, an dưỡng như bao người già khác, ông Đào Quang Huy ở xã Song Khê – TP Bắc Giang lại đam mê với việc xây dựng và phát triển văn hoá đọc. Ông đã trích một phần lương hưu, đạp xe đến nhiều nơi tìm mua, sưu tầm sách... Đến nay, tổng số đầu sách trong thư viện của ông Huy lên đến gần chục nghìn ấn phẩm các loại.

Mới đây, ông đã được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có những đóng góp tích cực để xây dựng thư viện cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc trong nhân dân.

Là người con quê hương Tân Yên, hiện sinh sống tại Hà Nội, anh Nguyễn Quốc Vương đang có nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa đọc. Vốn là một thầy giáo, sau khi học tập ở Nhật Bản, anh trở về nước làm nghề dịch, biên tập, viết sách, nói chuyện sách và… đi bán sách rong. Anh chia sẻ với các bạn trẻ đọc sách sẽ học tập tốt hơn, sống tốt hơn, chung tay xây dựng xã hội tốt hơn. Nhờ có “gánh sách rong” của anh mà rất nhiều người được truyền cảm hứng, rất nhiều nơi đã quan tâm đến đọc sách.

Đó là hai trong nhiều người con quê hương Bắc Giang đam mê phát triển văn hóa đọc.

Tuy nhiên, văn hóa đọc của chúng ta còn nhiều hạn chế. Theo thống kê của Cục Xuất bản, mỗi năm bình quân mỗi người Việt chỉ đọc khoảng một đầu sách, rất thấp so với các quốc gia trong khu vực.

Theo nhiều chuyên gia, văn hóa đọc của chúng ta còn thấp là vì nhiều gia đình chưa coi trọng hình thành thói quen đọc sách cho con em mình từ khi còn nhỏ. Trong bối cảnh “bùng nổ” công nghệ với sự cạnh tranh khốc liệt của các loại hình giải trí đang chiếm chỗ thói quen đọc sách của mỗi người.

Công tác tuyên truyền về văn hóa đọc vẫn thiếu đồng bộ dẫn tới hiệu quả chưa như mong muốn. Có một thực tế, trong trường học, tình trạng giáo viên và học sinh không đọc sách rất nhiều. Lý do là nặng chú ý đến việc học để thi nên chủ yếu là đọc sách giáo khoa và sách bài tập để đạt mục đích thi đỗ.

Đáng lẽ ra thư viện công cộng phải là trung tâm thu hút người đến đọc sách nhiều nhất nhưng hoạt động cũng còn nhiều hạn chế.

Theo anh Nguyễn Quốc Vương, đọc và học là hai cái không thể tách rời. Trên thế giới không một đất nước nào không có nền tảng văn hóa đọc mà lại có các nhà khoa học tiên tiến, hay đất nước nào có GDP tốt mà người dân không đọc sách. Do vậy chúng ta phải quan tâm đẩy mạnh văn hóa đọc hơn nữa.

Để phát triển văn hóa đọc thì các cấp, ngành, mỗi gia đình, nhà trường, thư viện và toàn xã hội cùng vào cuộc. Ngoài đẩy mạnh tuyên truyền về vai trò của sách và văn hóa đọc; tổ chức các hoạt động thu hút đông đảo người dân tham gia thì các ngành, địa phương cần có chính sách quan tâm, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật về văn hóa đọc. Nhà trường, thư viện giữ vai trò là trung tâm lan tỏa văn hóa đọc, gắn việc học với đọc hiệu quả đối với thầy và trò. Gia đình cần hình thành thói quen đọc sách cho con em mình từ nhỏ.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đọc sách, văn hóa đọc đã nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng
Đọc sách, văn hóa đọc đã nhận được sự quan tâm của cả cộng đồng. Đây là ghi nhận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 284/QĐ –TTg ngày 24-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày sách Việt Nam. Hội nghị do Bộ Thông tin và Truyền thông với nhiều cơ quan liên quan phối hợp tổ chức ngày 18-4, tại Hà Nội.
 
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2019: Khơi gợi niềm đam mê đọc sách
Cuộc thi là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên với mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu nhi, vun đắp tình yêu đọc sách.
 
Góp phần lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng
(BGĐT) - Vượt qua gần 28 nghìn bài dự thi của bạn đọc trong toàn tỉnh, em Tăng Thị Phương Mai, lớp 8A, Trường THCS Tân Tiến (TP Bắc Giang) đoạt giải Nhất cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc tỉnh Bắc Giang” do Thư viện tỉnh tổ chức dịp cuối tháng 3 vừa qua.
 
Phiên họp 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Ban hành Luật Thư viện để phát triển văn hóa đọc
Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 32, sáng 13-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Thư viện. Một số ý kiến đề nghị, đích đến của việc xây dựng thư viện phải là người đọc. Đồng thời, thư viện truyền thống và thư viện điện tử phải phối hợp để thu hút người sử dụng dịch vụ.
 
Khai mạc triển lãm "Tôn vinh sách và văn hóa đọc"
(BGĐT) - Ngày 30-11, Thư viện tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc triển lãm "Tôn vinh sách và văn hóa đọc" năm 2018. Đến dự có ông Nguyễn Hữu Giới, Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam; đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn thanh niên cùng hơn 1 nghìn bạn đọc trên địa bàn tỉnh. 
 

Trần Anh 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...