Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 36 °C / 27 - 39 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Tự hào người Bắc Giang
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Vươn lên từ rừng già Phú Lý

Cập nhật: 16:08 ngày 21/02/2019
(BGĐT) - Tháng Giêng, rừng già Phú Lý rủ nhau trút lá dưới nắng xuân. Dõi mắt về phía xa xăm, bà Lưu Thị Kim (71 tuổi, ấp Bàu Phụng, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) nhớ lại những ngày cùng chồng là ông Ninh Sui Đào dắt díu các con từ thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào đây xây dựng cuộc sống mới. 

Hơn 30 năm đã trôi qua, nhờ cần cù, chịu khó, quê hương thứ hai đã góp phần mang lại cuộc sống khá giả, nuôi dưỡng những đứa con của ông bà trưởng thành.

Quyết chí lập nghiệp trên quê mới

Trong ký ức của bà Kim vẫn hiển hiện rõ ràng chuyến tàu chợ năm ấy dừng nhanh nơi ga Bàu Cá, xã Đông Hòa, huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Vợ chồng ông bà tay xách nách mang hỏi đường về chòm rừng tổ 2, ấp Bàu Phụng, nơi có người cậu ruột Ninh Sùi Thòn đang đợi. Đêm ấy, sau khi ăn uống, nghỉ ngơi, vợ chồng ông bà Kim thấp thỏm suốt đêm lo chuyện khai hoang, xây dựng cuộc sống trên quê mới.

{keywords}

Bà Kim và con gái út Ninh Thị Gái.

Thương vợ chồng thằng cháu có chí làm giàu, sáng sớm hôm sau, ông Thòn dẫn hai cháu đi thăm khoảnh rừng mà ông đã “xí phần” trước đó và bày cách khai phá lấy đất trồng tỉa. Chòm rừng tổ 2, ấp Bàu Phụng vào năm 1985 loang lổ như tấm da beo vì trước đó những cây gỗ lớn đã được khai thác, chỉ còn trơ gốc. Vợ chồng bà Kim, ông Đào dựng lên cái chòi nhỏ để cùng với những người di cư ra sức khai phá đất làm rẫy.

Hình ảnh ông Đào chỉ còn một tay (ông Đào là thương binh 3/4) dù bị sốt rét rừng nhưng vẫn chăm chỉ ngày ngày đốn hạ những cây rừng còn lại vẫn trong trí nhớ của nhiều người ở ấp Bàu Phụng hôm nay. Khai phá cây để lấy đất làm rẫy, thân cây thì cắt thành củi hoặc đem đốt lấy than bán lấy tiền mua gạo ăn hằng ngày. 

Cứ thế, nhờ chăm chỉ, cần cù mà vợ chồng ông Đào, bà Kim đã dọn được 5,7 ha đất mà ông Thòn đánh dấu trước đó, trồng tỉa nên những vụ lúa, bắp, mỳ đủ cho 7 khẩu trong gia đình no bụng và chia sẻ với những người đến sau.

Mấy năm đầu, đất rừng mới phát dọn ít cỏ, không cần bón phân nhưng cây trồng vẫn rất xanh tốt. Tuy vậy, vợ chồng ông Đào, bà Kim vẫn canh cánh lo vì hoa màu liên tục bị thú rừng, chim chóc phá hoại. Bà Kim kể, vợ chồng bà sợ nhất là lũ khỉ rừng kéo bầy mấy chục con lao vào rẫy bắp gia đình bà quậy phá, năm nào cũng thất thu 1/2 hoặc 1/3 năng suất. Riêng chim két thì kéo bầy như đám mây, chúng sà tới đâu là lúa rẫy, đậu xanh tan hoang tới đó.

Đất rừng khai hoang không được bồi bổ phân bón nên mau chóng bạc màu, cỏ dại được dịp lấn át cây trồng làm cho nhà nông lâm vào cảnh khốn khó. Một số hộ có điều kiện thì bỏ rẫy cũ hoặc chuyển nhượng với giá rẻ, tiếp tục tìm khoảnh rừng khác để khai phá lấy đất tốt sản xuất. Riêng vợ chồng ông Đào, bà Kim vẫn kiên trì bám trụ. 

Bà Kim bộc bạch, đất đai nhiều nhưng trồng tỉa không đạt năng suất, bà phải dẫn hai con đi làm thuê. Còn ông Đào ở nhà làm rẫy, tham gia công tác cựu chiến binh, mặt trận ấp và chăm sóc mấy đứa con nhỏ. Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn nhưng không bao giờ ông bà nản chí và luôn đau đáu nghĩ cách để phát triển kinh tế gia đình, vượt qua đói nghèo.

{keywords}

Chị Ninh Thị Gái cùng thầy giáo cũ và các học sinh khó khăn được chị Gái vận động người dân quyên góp tặng sách vở, học bổng tiếp sức đến trường.

Năm 1990, nông dân xã Phú Lý bắt đầu thay thế những cây ngắn ngày bằng mía, điều, nhãn để có cuộc sống tốt hơn. Dù đã trồng thử nhưng những loại cây này không cho hiệu quả cao do đầu ra không ổn định. Năm 2000, ông Đào và các con bàn bạc, quyết định đi học hỏi cách trồng xoài vì thời điểm đó, cây xoài ba mùa được giá, cho thu nhập tới 100 triệu đồng/ha/năm. Vậy là, mấy cha con ông Đào chuyển đổi hết 5,7 ha đất rẫy sang trồng xoài ba mùa.

Phát huy truyền thống gia đình

Nhờ cây xoài ba mùa cho thu nhập khá, giá cả ổn định, cuộc sống của vợ chồng ông Đào, bà Kim và các con từng bước ổn định. Ngoài phát triển kinh tế, ông Đào còn giữ cương vị Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp trách nhiệm, nhiệt tình, được bà con tin yêu.

Trong số các con của ông bà có con gái út Ninh Thị Gái được ông bà lo cho ăn học hết THPT, rồi về TP Hồ Chí Minh làm công nhân. Công việc đang ổn định, thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng, Ninh Thị Gái phải nghỉ việc về chăm sóc bà Kim khi ông Đào mất (năm 2011) vì bạo bệnh. 

Thừa hưởng sự nhanh nhẹn, tấm lòng nhiệt tình, trách nhiệm từ cha, Ninh Thị Gái nhanh chóng được tín nhiệm làm Chi hội trưởng Phụ nữ ấp Bàu Phụng, Ủy viên Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ xã Phú Lý. Năm 2015, chị Gái tiếp tục được giao giữ cương vị người cha năm xưa từng đảm nhiệm: Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Bàu Phụng.

Cuối năm 2015, xã Phú Lý được tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Bàu Phụng Ninh Thị Gái được địa phương đề xuất Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND huyện Vĩnh Cửu khen thưởng vì có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

{keywords}

Ấp Bàu Phụng có hơn 700 hộ dân, đa phần là dân đến từ các tỉnh phía Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Ninh... Gia đình bà Lưu Thị Kim là một trong 4 hộ dân Bắc Giang hiếm hoi trong xã chọn vùng rừng Phú Lý lập nghiệp và nay tất cả đều có cuộc sống tương đối khá giả. “Ngày rời thôn Lâm, vợ chồng tôi chỉ mong có cuộc sống tốt hơn. Nay các con tôi đã yên bề gia thất, kinh tế khá. Trong lòng tôi và các con vẫn canh cánh nỗi nhớ miền quê Lục Ngạn”.


Bà Lưu Thị Kim nói.

Chị Gái cho biết, nhờ uy tín của cha nên chị rất thuận lợi khi vận động nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số trong ấp tham gia vào việc hiến đất, góp tiền xây dựng các tuyến đường nông thôn đạt tiêu chí sáng – xanh – sạch – đẹp. Đặc biệt, khi kinh tế khá lên, người dân trong ấp Bàu Phụng càng có điều kiện để chung sức cùng ấp, xã xây nhà tình thương cho hộ khó khăn về nhà ở, giúp nhau vốn làm kinh tế, giảm nghèo, đóng góp cho các phong trào từ thiện, khuyến học, khuyến tài.

Cũng vì đam mê, nhiệt huyết với công tác xã hội, hiếu thảo với mẹ già, nữ Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp Bàu Phụng luôn nỗ lực làm tròn các vai. May sao được chồng hiểu chuyện và mẹ già ủng hộ, chị Gái cứ vậy tháp tùng cùng cán bộ, đảng viên trong ấp xuống dân vận động hết phong trào này đến kế hoạch nọ với mục tiêu ấp Bàu Phụng sớm hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2019.

Hơn 30 mùa xuân có mặt nơi rừng già Phú Lý, từ cô bé mới tròn tuổi được bà Kim bế trên tay về chòm rừng tổ 2, ấp Bàu Phụng lập nghiệp, cô gái út Ninh Thị Gái của vợ chồng ông bà Kim ham học, hiếu thảo giờ đã là nữ cán bộ mặt trận xuất sắc, được người dân trong vùng quý mến, tin yêu. 

Thầy giáo Hoàng Đức Tượng (nguyên giáo viên Trường Tiểu học Bàu Phụng) nhớ lại, mấy chị em Gái cùng bao thế hệ học sinh nghèo nhập cư đều trưởng thành từ điểm trường Bàu Phụng được dựng bằng tranh, cây rừng. Học sinh của ông, mỗi em có hoàn cảnh kinh tế khác nhau nhưng đều ngoan, ham học. Riêng cô học trò dân tộc Tày Ninh Thị Gái, con của cựu chiến binh, thương binh Ninh Sùi Đào thật sự tạo cho ông ấn tượng khó quên bởi nghị lực vượt khó, ham học và học rất giỏi.

Chia sẻ về những năm tháng đã qua, bà Kim cho rằng, những thành quả đạt được hôm nay xuất phát từ đức tính cần cù, chịu thương chịu khó của người dân quê Lục Ngạn vốn là hành trang mà ông bà mang theo để lập nghiệp trên quê mới, ngày nay được các con tiếp tục gìn giữ, phát huy.

Cho cao nguyên Lang Biang thêm xanh
(BGĐT) - Có lẽ đến bốn, năm năm tôi mới có dịp đến Đà Lạt (Lâm Đồng) - vùng đất của những rừng thông, ngàn hoa mộng mơ nổi tiếng và là nơi đoàn văn nghệ sĩ tỉnh Bắc Giang dự đợt sáng tác cuối năm ở “Nhà sáng tác Đà Lạt” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tọa lạc trên phố Yên Thế.
 
Có một Bắc Giang thơ
(BGĐT) - Ấy là tôi không nói về Bắc Giang thơ với cái nghĩa sơn thủy hữu tình, cảnh đẹp nên thơ dẫu rằng điều ấy rất đúng nếu như đặt chân tới các vùng đất Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động… Ở bài viết này tôi chỉ lan man đôi chút về thơ Bắc Giang - những bài thơ nổi tiếng của các nhà thơ tài danh đã qua vùng đất này, đã sinh sống ở đây từ trước tới nay. 
 
Lê Quang Đạt - Chàng trai có đôi tay “vàng”
(BGĐT) - Ai cũng nghĩ lĩnh vực cắt tỉa củ quả nghệ thuật đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo, phù hợp hơn với nữ giới nhưng khi gặp Lê Quang Đạt (SN 1992), quê ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) thì khác. Chàng trai có đôi bàn tay "vàng" trong lĩnh vực nghệ thuật làm đẹp từng giành nhiều giải thưởng trong nước và khu vực châu Á.
 
Nguyễn Thị Huyền Trang: Trưởng thành qua mỗi cuộc thi âm nhạc
(BGĐT) - Năm 2018, Nguyễn Thị Huyền Trang - sinh viên khoa Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đón nhận nhiều tin vui khi trở thành Á khôi 1 Cuộc thi Tài năng duyên dáng của trường, Huy chương Bạc Liên hoan Nghệ thuật Châu Á lần thứ 6 tổ chức tại Singapore. Cô sinh viên sinh năm 1997 quê ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) là cựu học sinh Trường THPT Phương Sơn (Lục Nam - Bắc Giang). 
 
Nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên: Kỳ nhân Phủ Lạng Thương
(BGĐT) - Sở dĩ tôi dùng hai chữ kỳ nhân, một cụm từ ghép Hán-Việt không cố định gồm hai từ có nghĩa độc lập, tức là người tài để nói về nhà thơ, họa sĩ Bàng Sĩ Nguyên vì họa sĩ họ Bàng là người duy nhất vẽ tranh bằng 10 ngón tay trên mọi chất liệu, chứ không vẽ bằng cọ (bút vẽ) như hầu hết các họa sĩ ở nước ta và trên thế giới từ cổ chí kim. Cũng vì thế, tôi mạn phép vong linh cụ, đặt cho cụ biệt danh là kỳ nhân.
 
10 sự kiện nổi bật của tỉnh Bắc Giang năm 2018
(BGĐT) - Với quyết tâm cao và nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, năm 2018 Bắc Giang đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Chào năm mới 2019, Báo Bắc Giang bình chọn 10 sự kiện nổi bật trong năm qua.
 
Ba chủ nhân giải thưởng KOVA: Biến khó khăn thành động lực
(BGĐT) - Nguyễn Thế Tuấn, Trần Thị Trang và Lương Thị Ngọc Lý (đều là sinh viên Trường Đại học Nông - Lâm Bắc Giang) vừa vinh dự là ba trong số 151 sinh viên của 60 trường đại học trong cả nước được nhận giải thưởng KOVA ở hạng mục nghị lực. Biến khó khăn trong cuộc sống là động lực vươn lên, nỗ lực cống hiến vì cộng đồng là thông điệp mà các bạn trẻ đang hướng đến.
 

Đoàn Phú

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...