Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Bắc Giang:Truyền dạy ca trù cho hạt nhân văn nghệ ở cơ sở

Cập nhật: 13:32 ngày 13/05/2020
(BGĐT)-Hơn 40 người, gồm: cán bộ trung tâm văn hóa, nghệ nhân, ca nương, kép  đàn đến từ 10 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia lớp truyền dạy ca trù do Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức sáng 13/5. 

Trong thời gian 10 ngày, các học viên được Nghệ sĩ Ưu tú Quỳnh Mai; nghệ sĩ Bá Chung, Thanh Liêm (Nhà hát Chèo Bắc Giang) truyền đạt, trang bị những nội dung, kiến thức và thực hành: gõ phách, lấy nhịp, ôn luyện các bài đã học và dạy bài mới.

{keywords}

Lãnh đạo Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh khai mạc lớp truyền dạy ca trù.

Theo lãnh đạo Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh, nét mới của lớp truyền dạy lần này đó là ngoài nghệ nhân, ca nương, kép đàn đã từng học từ 3-10 năm trở lên, có nhiều bạn trẻ lần đầu tham dự, số lượng cũng đông hơn so với các năm trước. Đặc biệt, tại lớp học lần này, ngoài luyện các thể cách: Mưỡu nói, Bắc phản, Giai ru, Cung Bắc... học viên sẽ được học thể cách mới, nâng cao, như: 36 giọng, Tỳ Bà Hành, Thiên Thai. 

{keywords}

Quang cảnh lớp truyền dạy.

Sau khi kết thúc, cán bộ trung tâm văn hóa, các học viên trở về địa phương tiếp tục truyền dạy cho những người yêu hát ca trù ở cơ sở; đồng thời, đề xuất với chính quyền, ngành chức năng thành lập mới các CLB, đội nghệ thuật ca trù. Đây là năm thứ 10 liên tiếp, Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh chức truyền dạy ca trù. 

{keywords}

Các nghệ sĩ Nhà hát Chèo Bắc Giang tham gia truyền dạy, thực hành ca trù.

Ngày 1/10/2009, ca trù được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 7 CLB ca trù với hơn 100 ca nương, kép đàn của các huyện, thành phố. Thành phần nghề nghiệp cũng rất đa dạng, từ công chức, cán bộ nghỉ hưu, buôn bán kinh doanh, lao động tự do... 

{keywords}

Nhiều nghệ nhân, ca nương, kép đàn cao tuổi cũng tham gia lớp học.

Thông qua các lớp truyền dạy nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2011-2020” của UBND tỉnh; đồng thời tôn vinh giá trị của ca trù, góp phần bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong cộng đồng. Đây cũng là dịp để các nghệ nhân, ca nương, kép đàn giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong nghệ thuật trình diễn ca trù.
Hồi sinh ca trù Đông Lỗ
(BGĐT) - Nằm ven sông Cầu, xã Đông Lỗ, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) được biết đến là vùng đất cổ, nơi đây có ngôi đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là “Đệ nhất Kinh Bắc” với bức chạm “cô gái gảy đàn đáy”. Điều đó đã minh chứng cho sự ra đời và phát triển của nghệ thuật ca trù ở vùng quê này. Trải qua thăng trầm của lịch sử, người dân trong vùng vẫn gìn giữ vốn văn hóa truyền thống.
Ca nương Ong Thị Hoài: Dành trọn tình yêu cho ca trù
(BGĐT) - 10 năm qua, nghệ thuật ca trù được khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị trên vùng đất Yên Dũng giàu truyền thống văn hóa. Bà Ong Thị Hoài, Chủ nhiệm CLB ca trù huyện là hạt nhân tích cực, góp phần không nhỏ gìn giữ loại hình nghệ thuật này.
Em Lê Nhật Mai (10 tuổi) biểu diễn bài ca trù "Hiền tài là nguyên khí quốc gia"
BGĐT)-Mặc dù mới 10 tuổi song em Lê Nhật Mai, thôn Hữu Nghi, xã Ninh Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) có thể hát được nhiều bài ca trù. Báo Bắc Giang điện tử trích bài hát “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” do em thể hiện nhân sự kiện UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm dân ca quan họ, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tối 7-9-2019.
Công Doanh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...