Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Giữ gìn nét văn hóa đặc sắc của lễ hội

Cập nhật: 07:00 ngày 23/02/2019
(BGĐT) - Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống với nhiều lễ hội gắn với nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư. Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Bắc Giang trao đổi với phóng viên Báo Bắc Giang những giải pháp để mùa lễ hội năm nay được tổ chức vui tươi, an toàn, tiết kiệm, lành mạnh và giàu bản sắc văn hóa.

Bắc Giang được coi là vùng đất của lễ hội và diễn ra chủ yếu vào dịp đầu xuân năm mới. Ông có thể khái quát nét đặc sắc của một số lễ hội lớn trên địa bàn tỉnh?

{keywords}

Ông Nguyễn Sĩ Cầm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Ông Nguyễn Sĩ Cầm: Nằm trong vùng văn hóa Kinh Bắc, quê hương của di tích, lễ hội, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội được cộng đồng các làng xã sáng tạo trong suốt chiều dài lịch sử và được bồi đắp, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đa số là lễ hội truyền thống được tổ chức vào dịp đầu xuân tại các làng quê gắn với các di tích lịch sử-văn hóa như đình, đền, chùa… 

Đây là dịp để người dân thể hiện lòng thành kính, tưởng nhớ đối với người có công với nước, với dânthông qua nghi lễ thờ cúng thần thánh. Các lễ hội này đều có nội dung phong phú, hấp dẫn với các nghi lễ, hoạt động mang nét đặc trưng, đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng quê, trong đó có 7 lễ hội tiêu biểu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia gồm: Suối Mỡ, Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà, Thổ Hà, Yên Thế, Đình Vồng, Y Sơn.

Được chính quyền, ngành chức năng quan tâm khôi phục, bảo tồn di sản văn hóa đặc sắc, tiêu biểu nên nhiều lễ hội đã thu hút đông đảo nhân dân tham gia như: Lễ hội Yên Thế tái hiện Lễ tế cờ của Hoàng Hoa Thám, bảo tồn bản sắc văn hóa, dân ca các dân tộc thiểu số trên địa bàn, khôi phục các nghi lễ cổ như phóng ngư, thả điểu thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân; lễ hội chùa Bổ Đà kết hợp với tổ chức liên hoan hát quan họ định kỳ hằng năm của huyện Việt Yên và hai năm một lần của tỉnh Bắc Giang; lễ hội Thổ Hà chú trọng nghi lễ rước – đây là đám rước có quy định chuẩn mực tiêu biểu nhất của tỉnh Bắc Giang; lễ hội Đình Vồng chú trọng tới lễ tế ngựa – một nghi lễ biểu dương tinh thần thượng võ...

Mùa lễ hội xuân Kỷ Hợi có gì đặc biệt so với hội xuân các năm trước, thưa ông?

Ông Nguyễn Sĩ Cầm: Lễ hội xuân Kỷ Hợi có nhiều nét mới, tạo dấu ấn hy vọng thu hút sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương. Có thể kể ra như nhiều công trình được đầu tư xây dựng, hoàn thiện, tạo sự hấp dẫn của di tích, công trình tín ngưỡng tôn giáo, cũng như tạo không gian rộng rãi, các điều kiện thuận lợi cho nhân dân và du khách trong việc thực hành tín ngưỡng và tham gia các hoạt động lễ hội.

Tiêu biểu như khánh thành chùa Thượng, tuyến cáp treo Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử (xã Tuấn Mậu- Sơn Động); xây dựng Nhà trình diễn hát văn, hầu đồng Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (xã Nghĩa Phương - Lục Nam); khánh thành đền Thần Nông và tổ chức lần đầu tiên lễ hội đền Thần Nông (xã Cẩm Lý- Lục Nam). 

{keywords}

Trò bịt mắt đập niêu phổ biến trong nhiều lễ hội.

Đáng chú ý tại Lễ hội chùa Bổ Đà năm nay tổ chức liên hoan hát quan họ (kỷ niệm 10 năm dân ca quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại); năm đầu tiên huyện Tân Yên chỉ đạo khôi phục Lễ hội Bảo Lộc Sơn của tổng Bảo Lộc Sơn xưa nhằm gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của vùng văn hóa này.

Thực tế, tại một số lễ hội vẫn còn có những hạn chế làm giảm giá trị văn hóa vốn có. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Sĩ Cầm: Phải khẳng định rằng trong những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, ở một số lễ hội, nội dung cả phần lễ và phần hội còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng cao của nhân dân. 

Việc đặt tiền giọt dầu tại các di tích; đốt hương, vàng mã không đúng nơi quy định; rút thẻ bói mê tín vẫn còn xảy ra. Một số ít lễ hội còn hiện tượng ăn xin gây phản cảm; việc bố trí khu vực dịch vụ chưa hợp lý, công tác vệ sinh môi trường, thu gom rác thải chưa tốt, còn xảy ra hiện tượng chen lấn, xô đẩy, ách tắc giao thông cục bộ; bày bán đồ chơi có tính chất kích động bạo lực, kinh doanh các ấn phẩm văn hóa có nội dung không lành mạnh; hoạt động cờ bạc trá hình dưới hình thức trò chơi có thưởng, cá cược chọi gà; dịch vụ trông giữ xe không niêm yết giá, nâng giá vé không đúng quy định... 

Nguyên nhân do việc quản lý, tổ chức lễ hội của chính quyền, ban tổ chức ở một số địa phương chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, có biểu hiện buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát và kịp thời chấn chỉnh, xử lý các vi phạm.

Để lễ hội diễn ra tiết kiệm, an toàn, văn minh, ngành văn hóa có biện pháp tổ chức thực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Sĩ Cầm: Chúng tôi đang tập trung chỉ đạo toàn ngành thực hiện nghiêm Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ về công tác quản lý và tổ chức lễ hội; các văn bản chỉ đạo của Bộ VHTTDL, Tỉnh ủy, UBND tỉnh; xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội, các phương án bảo đảm an ninh trật tự; thành lập và xây dựng quy chế làm việc của ban tổ chức; quan tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, giữ gìn nét văn hóa độc đáo, đặc sắc của mỗi lễ hội; hạn chế tối đa việc dùng ngân sách để tổ chức...

{keywords}

Đua thuyền tại Lễ hội bơi chải truyền thống làng Mai, xã Mai Đình (Hiệp Hòa). Ảnh: Việt Hưng

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống, các quy định thực hiện nếp sống văn minh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong quản lý, tổ chức và dự lễ hội. Chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với Đội kiểm tra liên ngành trong lĩnh vực văn hóa thông tin và tệ nạn xã hội tỉnh, ngành, địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, hành vi phản cảm trong lễ hội. 

Đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm quy định cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng thời gian làm việc, xe công đi lễ hội (trừ trường hợp được phân công thực thi nhiệm vụ); phê bình và xử lý nghiêm đối với các tập thể và cá nhân vi phạm.

Giữ vững an ninh trật tự lễ hội Tây Yên Tử
(BGĐT) - Nhờ chủ động phương án và triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã kịp thời giải quyết các tình huống, góp phần cho lễ hội Tây Yên Tử diễn ra an toàn, trật tự.
 
Lễ hội Cầu ngư Đà Nẵng được trao chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 20-2, tại Lễ hội Cầu ngư truyền thống quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng, thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Huỳnh Văn Hùng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng đã trao chứng nhận Lễ hội Cầu ngư TP Đà Nẵng là Di sản Văn hóa phi vật thể nằm trong Danh mục Quốc gia, cho đại diện chính quyền và nhân dân quận Thanh Khê.
 
Lễ hội kỷ niệm ngày sinh, ngày giỗ Thượng tướng quân Hoàng Ngũ Phúc
(BGĐT)- Ngày 20-2 (tức 16 tháng Giêng) năm 2019, tại thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ đã diễn ra lễ kỷ niệm 306 năm ngày sinh của Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc, 243 năm ngày kỵ úy của ông 16-1 (1777-2019).     
 
Tái diễn cảnh ném tiền lẻ vào kiệu, trèo rào tại Lễ hội đền Trần
Lại một lần nữa những hình ảnh xấu xí như ném tiền lẻ vào kiệu, trèo rào vào khu khai hội đền Trần tái diễn.
 
Lễ hội đền Trần 2019 sẽ phát ấn từ 5 giờ sáng
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách thập phương mong muốn sớm nhận được lá ấn lộc đầu năm, Ban Tổ chức (BTC) quyết định sẽ phát ấn sớm hơn mọi năm.
 
Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông Lễ hội Tây Yên Tử
(BGĐT) - Để bảo đảm an toàn cho nhân dân và du khách thập phương về với Lễ hội Tây Yên Tử, lực lượng công an tỉnh Bắc Giang chủ động xây dựng phương án, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, chủ động ứng phó, giải quyết kịp thời mọi tình huống.
 
Bảo tồn, phát huy nét đẹp lễ hội truyền thống đầu xuân
(BGĐT)- Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, tại khắp các địa phương trên địa bàn TP Bắc Giang lại rộn ràng tiếng trống lễ hội thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân khắp nơi về trẩy hội du xuân.
 

Thanh Hải (thực hiện)

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...