Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chọn học nghề để có thêm cơ hội việc làm

Cập nhật: 07:00 ngày 01/06/2019
(BGĐT) - Những năm gần đây, công tác tuyển sinh ở các trường nghề trong tỉnh Bắc Giang sôi động trở lại, thu hút học sinh theo học. Nhiều nơi đã mở rộng quy mô, thêm ngành nghề đào tạo, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu người học.  

Thời gian qua, nhiều sinh viên tốt nghiệp các trường đại học nhưng không tìm được việc làm theo chuyên ngành đào tạo. Thậm chí có em lãng phí 3-4 năm học quay trở lại học nghề hoặc đi làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp. 

{keywords}

Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn tăng cường hợp tác với doanh nghiệp nhằm nâng chất lượng đào tạo nghề.

Thực tế này đã tác động đến việc chọn nghề của học sinh năm cuối cấp. Để học sinh có thêm nhiều cơ hội học nghề, từ năm 2018, Tổng cục Dạy nghề chỉ đạo các trường chuyên nghiệp cho phép học sinh tốt nghiệp THCS có thể học trung cấp nghề sau đó liên thông hệ cao đẳng, đại học, sau đại học.

Ở bậc THCS, từ năm học 2016-2017 đến nay có khoảng 3 nghìn học sinh/năm sau khi học xong lớp 9 đã vào các trường chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục hướng nghiệp để vừa học nghề vừa học văn hóa. 

Đợt đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập vừa qua, em Nguyễn Văn Hải, học sinh lớp 9A, Trường THCS Đông Phú (Lục Nam) không nộp hồ sơ. Hải cho hay: “Kết quả học tập các môn của em đều đạt khá nhưng em chọn học nghề vì thích tìm tòi lĩnh vực kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa ô tô. Theo như lời các thầy cô giáo tư vấn, khi học tại trường nghề nếu cố gắng học tập chăm chỉ, sau khi tốt nghiệp em sẽ có bằng THPT và trung cấp nghề trong khi cũng mất 3 năm học như các bạn ở trường THPT”. 

Cũng như Hải, năm nay toàn tỉnh có khoảng 22,5 nghìn học sinh lớp 9 nhưng chỉ có 17,6 nghìn em đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Trong số 4,9 nghìn học sinh không tham gia vào kỳ thi hầu hết các em chọn học hình thức “2 trong 1” đó là học văn hóa kết hợp học nghề.

Còn với khối THPT, tỷ lệ học sinh có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chiếm tới 41,1% trong tổng số thí sinh đăng ký dự thi, trong khi tỷ lệ này của toàn quốc là 27%. Các trường: THPT Quang Trung (Yên Dũng), THPT Lý Thường Kiệt (Việt Yên), THPT Đồi Ngô (Lục Nam), Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Lục Nam, Lạng Giang có từ 80-100% học sinh lớp 12 chỉ xét tốt nghiệp.

Ngay cả một số trường THPT công lập được đánh giá trong tốp đầu về chất lượng giáo dục như THPT Phương Sơn (Lục Nam) cũng có 33,3% học sinh không đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Tương tự, THPT Yên Dũng số 2 là 30,9%; THPT Yên Dũng số 1: 29,19%; THPT Lạng Giang số 2: 29,8%. Còn lại phổ biến ở các trường THPT nơi điều kiện khó khăn, hệ thống trung tâm giáo dục nghề nghiệp, học sinh học chương trình giáo dục thường xuyên trong các trường nghề.

Năm nay toàn tỉnh có khoảng 22,5 nghìn học sinh lớp 9 nhưng chỉ có 17,6 nghìn em đăng ký tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Trong số 4,9 nghìn học sinh không tham gia vào kỳ thi, hầu hết các em chọn học hình thức “2 trong 1” đó là học văn hóa kết hợp học nghề.

Tác động của thị trường lao động cùng với công tác tư vấn, phân luồng tại các trường phổ thông đã làm người học thay đổi nhận thức theo hướng chọn học ngành nghề mà xã hội đang cần và phù hợp với sở thích. Đáp ứng xu thế này, Sở GD&ĐT tăng chỉ tiêu đào tạo cho các trường cao hơn năm trước, trong đó hệ trung cấp là 1,2 nghìn chỉ tiêu.

Chuẩn bị đón lớp học sinh mới, nhiều đơn vị giáo dục nghề nghiệp đã sớm có kế hoạch bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề. Đơn cử như Trường Cao đẳng kỹ thuật Công nghiệp vừa đưa vào sử dụng 2 dãy nhà cao 5 tầng để làm xưởng thực hành. 

Từ kết quả khảo sát thị trường lao động, năm nay Trường mở thêm ngành mới là: Kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị nhà hàng - khách sạn, chăm sóc sắc đẹp. Không chỉ giới hạn tổ chức đào tạo tại trường, đơn vị đẩy mạnh liên kết với các trung tâm giáo dục hướng nghiệp trong tỉnh tổ chức dạy nghề cho học sinh.

Theo ông Nguyễn Công Thông, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Việt - Hàn, bên cạnh tăng quy mô tuyển sinh, đào tạo, nhà trường vừa cải tạo 2 khu ký túc xá, khoảng 600 chỗ ở đáp ứng nhu cầu học sinh, sinh viên nhà xa muốn ở lại trường.

Chọn học nghề sau sau khi tốt nghiệp phổ thông sẽ giúp học sinh tiết kiệm thời gian, chi phí học tập, đi lại. Thêm nữa, trên thực tế khi được tiếp cận sớm với nghề nghiệp phù hợp sở thích sẽ giúp bạn trẻ say mê học tập, phát triển năng lực, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Học nghề
(BGĐT) - Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, toàn tỉnh có hơn 19 nghìn thí sinh đăng ký dự thi nhưng có tới hơn 8 nghìn em (chiếm gần 42%) chỉ có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp. Tỷ lệ này khá ổn định trong mấy năm gần đây và được coi là sự lựa chọn thiết thực.
 
Hỗ trợ học nghề: Người thất nghiệp vẫn thờ ơ
(BGĐT) - Giúp lao động mất việc có thêm kỹ năng để chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm cuộc sống là mục đích hướng đến của chính sách hỗ trợ học nghề theo quy định của Luật Việc làm. Do nhiều nguyên nhân, rất ít người lao động (NLĐ) tham gia các khóa đào tạo.
 
Học nghề phổ thông để cộng điểm xét tốt nghiệp: Liệu có còn cần thiết?
Tỉ lệ học nghề phổ thông lớp 8 (bậc THCS) và lớp 11(bậc THPT) thường được các trường đưa ra là 100%. Như vậy, tất cả học sinh của hai khối trên đều phải học nghề, bất kể là học sinh trung bình, khá, giỏi đều phải học. Điều này có thật sự cần thiết với quy chế thi cử, xét tốt nghiệp hiện nay?
 
Hải Vân- Tường Vi
Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...