Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phong trào “chống rác thải nhựa”: Nơi vào cuộc, chỗ thờ ơ

Cập nhật: 16:38 ngày 30/11/2019
(BGĐT) - Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” do Thủ tướng Chính phủ phát động từ tháng 6-2019 và thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có văn bản đề nghị các huyện, thành phố, doanh nghiệp có hành động thiết thực nói không với loại rác này. Tuy vậy, trên thực tế có nơi rốt ráo vào cuộc, nơi lại thờ ơ.

Hành động cụ thể

Theo Sở TN&MT, hiện nay mỗi ngày người dân trong tỉnh thải ra môi trường hàng tấn rác thải nhựa gồm: Xô, chậu, thùng nhựa phế liệu, túi ni-lông, hộp xốp, ống hút nước, chai nước, cốc nhựa dùng một lần… Đây là chất thải khó phân hủy trong lòng đất, nếu đốt không bảo đảm từ 1.000 độ C trở lên sẽ tạo ra khí độc, nguy hại cho sức khỏe con người.

{keywords}

Nhiều phụ nữ huyện Lạng Giang sử dụng làn đi chợ.

Trước thực trạng này, hưởng ứng phong trào “chống rác thải nhựa”, nhiều tổ chức, cá nhân đã có hành động cụ thể nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Điển hình như tại huyện Lạng Giang, phần lớn Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các xã đều vận động hội viên nói không với túi ni-lông, sản phẩm nhựa dùng một lần. Hội LHPN xã Đại Lâm, thị trấn Kép là ví dụ. Hai đơn vị này tổ chức chức tuyên truyền đồng loạt cho các nhóm phụ nữ buôn bán tại chợ về tác hại của túi ni-lông; vận động sử dụng lá chuối, lá sen, giấy để bọc thực phẩm khô. Hoạt động này được đông đảo tiểu thương đồng tình thực hiện. 

Chị Nguyễn Thị Hương, bán hàng tại chợ Kép cho biết: “Mỗi khi bán hàng, tôi dùng lá chuối để gói bánh rán, bánh khoai cho khách. Làm như vậy lợi cả đôi đường, vừa tiết kiệm chi phí mua túi bóng vừa giảm thiểu việc xả rác nhựa”. Tháng 9 vừa qua, Hội LHPN huyện tổ chức chương trình giao lưu tuyên truyền chống rác thải nhựa tại 12 xã, thị trấn, qua đó vận động hội viên hạn chế dùng túi ni-lông, đồ nhựa một lần.

Tương tự, tại chợ Hòa Bình, xã Liên Chung hoặc chợ Bỉ, xã Ngọc Thiện (Tân Yên), các bà, các chị chủ yếu sử dụng làn đi chợ. Nếu trước đây, nhiều chị em chỉ mua một vài nhánh hành, củ nghệ hay mớ rau cũng dùng túi ni-lông thì nay hầu như để toàn bộ đồ khô vào làn nhựa, giảm đáng kể rác thải nhựa phát sinh. Ngoài ra, nhiều người dân còn hạn chế sử dụng ống nhựa dùng một lần trong sinh hoạt. Chị Ngô Thị Ngọc, phường Lê Lợi (TP Bắc Giang) cho hay: “Xác định việc dùng ống hút nhựa vừa không tốt cho sức khỏe lại thải ra môi trường, rác khó xử lý nên tôi thường mang theo ống hút thủy tinh trong túi xách khi đi ăn uống hoặc đi làm thay cho ống nhựa”.

"Cuộc chiến" với rác nhựa dùng một lần còn được một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tích cực hưởng ứng. Đơn cử như vừa qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Chi nhánh Bắc Giang II dành 150 triệu đồng mua tặng hơn 10 nghìn chiếc cốc thủy tinh cho thầy, cô giáo ở 308 trường học trong tỉnh để thay cho sử dụng cốc, chai nhựa dùng một lần như trước. Cùng đó, đơn vị tặng khách hàng túi đựng tiền thân thiện làm bằng vải dùng nhiều lần và tặng bình nước giữ nhiệt thủy tinh. Hay Sở Kế hoạch và Đầu tư mua hơn 100 bình thủy tinh đựng nước tại các cuộc họp để thay thế chai nước nhựa.

Vẫn còn thờ ơ

Bên cạnh tổ chức, cá nhân đang có hành động thiết thực giảm rác thải nhựa, trong tỉnh vẫn có nhiều cơ sở kinh doanh sử dụng tràn lan đồ nhựa dùng một lần.

Khảo sát tại nhiều quán ăn, nước giải khát gần các trường học, bệnh viện và nhiều tuyến phố tại TP Bắc Giang, điểm chung dễ nhận thấy là tất cả đều sử dụng cốc, muỗng, ống hút, hộp đựng đồ ăn bằng nhựa dùng một lần. Tại một quán trà chanh dành cho tuổi teen ở đường Nguyễn Thị Lưu, dù khách uống tại chỗ hay mang đi, chủ quán đều sử dụng cốc, ống hút, muỗng bằng nhựa một lần. Hay tại quán phở Cồ, đường Thân Văn Cảnh (TP Bắc Giang), mỗi khi khách hàng mua cơm rang hay phở xào mang về đều đựng trong hộp xốp bằng nhựa và túi ni-lông.

Đầu tháng 11 năm nay, Sở TN&MT ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, ban, ngành, các huyện, TP, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức phát động phong trào trên diện rộng. Trong đó, tập trung quán triệt cán bộ, nhân viên, công nhân, người lao động không sử dụng đồ nhựa dùng một lần mà thay thế bằng đồ dùng thân thiện với môi trường.

Không riêng TP Bắc Giang, ở các huyện: Hiệp Hòa, Lục Ngạn, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng…, tình trạng hàng quán sử dụng cốc nhựa, hộp xốp đựng thức ăn sử dụng một lần cũng rất phố biến, nhất là quán bán đồ ăn, nước uống cho công nhân ở gần khu, cụm công nghiệp. Lo ngại hơn, sau khi sử dụng đồ nhựa, nhiều người vứt ngay dưới lòng đường gây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường.

Nhiều chủ quán cho rằng, việc sử dụng các đồ dùng nhựa một lần tràn lan như vậy là bởi sự nhanh, gọn, nhẹ, giá lại rất rẻ. Các loại cốc nhựa chỉ từ 30-50 nghìn đồng/100 chiếc; muỗng nhựa chỉ 20 nghìn đồng/100 chiếc; ống hút nhựa 19 nghìn đồng/100 cái. Hơn nữa lại tiện dụng cho khách hàng đựng đồ ăn, nước uống mang về.

Để phong trào “Chống rác thải nhựa” được thực hiện có hiệu quả, ông Vũ Văn Tưởng, Phó Giám đốc Sở TN&MT cho biết, đầu tháng 11 năm nay, Sở ban hành văn bản đề nghị các cơ quan, ban, ngành, các huyện, TP, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức phát động phong trào trên diện rộng. Trong đó, tập trung quán triệt cán bộ, nhân viên, công nhân, người lao động không sử dụng đồ nhựa dùng một lần mà thay thế bằng đồ dùng thân thiện với môi trường. Đồng thời tổ chức ra quân vệ sinh môi trường, phân loại rác thải nhựa để xử lý. Đặc biệt, đưa nội dung thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa” gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng đơn vị.

Đi liền với biện pháp trên, Sở yêu cầu các phòng, đơn vị trực thuộc và Phòng TN&MT các huyện, TP đẩy mạnh tuyên truyền phong trào “Chống rác thải nhựa”, nói không với túi ni-lông thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, hội thi về bảo vệ môi trường nhằm thay đổi thói quen của người dân. 

Đồng thời đề nghị các cơ quan, đơn vị không sử dụng nước uống đóng chai loại nhỏ sử dụng một lần trong công sở, chuyển đổi sang sử dụng các bình nước dung tích lớn hoặc tự đun nấu và sử dụng các vật dụng chứa đựng nhiều lần; tuyệt đối không sử dụng túi ni- lông đựng tài liệu. Được biết, hiện nay nhiều trường học trên địa bàn các huyện Lạng Giang, Tân Yên, Lục Nam đã tổ chức hội thi bảo vệ môi trường trong trường học với chủ đề nói không với rác thải nhựa để giáo dục học sinh.

Yên Dũng: Ngày hội Sống xanh- Nói không với rác thải nhựa
(BGĐT)-Huyện đoàn Yên Dũng (Bắc Giang) vừa chỉ đạo Đoàn Thanh niên Trường THPT Yên Dũng số 3 tổ chức điểm Ngày hội Sống xanh-Nói không với rác thải nhựa-Hành trình thứ 2 của lốp xe. 
Agribank Chi nhánh Bắc Giang II: Đẩy mạnh tuyên truyền "nói không với rác thải nhựa" trong trường học
(BGĐT)- Nhằm hưởng ứng phong trào “Cán bộ Agribank Chi nhánh Bắc Giang II chung tay bảo vệ môi trường- Nói không với rác thải nhựa”, nhân dịp Kỷ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 (1982-2019), các cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Bắc Giang II đã tổ chức thăm, tặng hơn 10 nghìn chiếc cốc thủy tinh cho thầy, cô giáo ở 308 trường học trên địa bàn tỉnh, với tổng trị giá khoảng 150 triệu đồng.
Các cấp hội phụ nữ TP Bắc Giang góp sức giảm thiểu rác thải nhựa
(BGĐT) - Với những hình thức tuyên truyền, vận động phù hợp, Hội Liên hiệp Phụ nữ  (LHPN) TP Bắc Giang đang từng bước làm thay đổi nhận thức, thói quen của mỗi người, mỗi gia đình góp phần chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
Phụ nữ Lạng Giang trình diễn thời trang chống rác thải nhựa
(BGĐT)-  Sáng 10-9, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức chương trình giao lưu tuyên truyền “chống rác thải nhựa”; biểu dương điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường năm 2019. 
Agribank Bắc Giang II - Nói không với rác thải nhựa
(BGĐT) - Rác thải nhựa hiện nay là vấn đề “nóng” được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo giải quyết. Nhằm góp phần chung tay bảo vệ môi trường, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam (Agribank) Chi nhánh Bắc Giang II đã và đang tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phong trào “Cán bộ Agribank Chi nhánh Bắc Giang II chung tay bảo vệ môi trường - Nói không với rác thải nhựa”. 
Tạo bê tông từ rác thải nhựa
Chịu được lực va đập lớn, có thể sử dụng lát vỉa hè, kè bờ biển, đúc thành ống cống, cọc tiêu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,... là ưu diểm nổi trội của bê tông do nhóm học sinh lớp 8, Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Bắc Giang) chế tạo. Đáng ngạc nhiên là những tấm bê tông này lại được làm từ rác thải nhựa và túi ni lông. 
Từ bỏ thói quen, nói không với rác thải nhựa
(BGĐT) - Rác thải nhựa đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo một đánh giá mới đây, nước ta là 1 trong 5 quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất (cùng với Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan), với khoảng 1,8 triệu tấn ra môi trường mỗi năm. 

Minh Linh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...