Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 28 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Chính trị / Xây dựng Đảng
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phòng, chống tham nhũng: Nhìn từ công tác kiểm tra, giám sát cán bộ

Cập nhật: 08:24 ngày 05/08/2019
(BGĐT) - Qua thực tế công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho thấy, vi phạm của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý phần lớn do thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Nếu được kiểm tra, giám sát sớm hơn, chặt chẽ và thường xuyên hơn thì hậu quả sẽ ít nghiêm trọng, thậm chí không xảy ra vi phạm.

Những chuyển biến tích cực

Thời gian gần đây, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế trên địa bàn tỉnh được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực. 6 tháng đầu năm, cơ quan điều tra đã khởi tố 7 vụ án với nhiều bị can, trong đó có không ít cán bộ, đảng viên ở cấp tỉnh, huyện. 

{keywords}

Cán bộ Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Lục Nam rà soát hồ sơ kiểm tra, giám sát cán bộ. Ảnh: Quốc Trường

Điển hình như các bị can: Hoàng Thị Sang (SN 1966), Phó trưởng Phòng Đào tạo (Trường Chính trị tỉnh) “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”; Phan Đức Hạnh (SN 1973), Phó Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường Bắc Giang; Thân Đức Thanh (SN 1974), Trưởng Phòng Đo đạc bản đồ và Nguyễn Văn Lực, cán bộ Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên - Môi trường Bắc Giang cùng tội danh “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”; Ngọc Minh Phụng (SN 1962), Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sơn Động “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”…

Đáng chú ý, nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn tại nhiều năm trước đã được đưa ra xét xử công khai, xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa chung. 

Ngày 29-7 vừa qua, sau hơn 2 năm kể từ khi phát hiện vụ việc, TAND tỉnh đưa vụ án ông Nguyễn Tiến Duẩn (SN 1970), nguyên Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy Yên Dũng ra xét xử. Ông Duẩn và cán bộ dưới quyền là kế toán Vũ Thị Tiền đã vi phạm nghiêm trọng việc quản lý tài chính, ngân sách chi trả trợ cấp xã hội; làm khống giấy tờ mua văn phòng phẩm, tài sản, trang thiết bị… trong thời gian ông làm Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Dũng (từ tháng 7-2011 đến tháng 6-2015). Số tiền thiệt hại trong vụ án này lên tới hơn 9,64 tỷ đồng.

Hay như bị cáo Hoàng Vương (SN 1982), cán bộ Chi cục Thuế huyện Tân Yên vừa bị TAND tỉnh tuyên mức án chung thân về tội “Tham ô tài sản” liên quan đến hành vi chiếm đoạt tiền lệ phí trước bạ phương tiện giao thông và tiền thuế xây dựng cơ bản của công dân, tổng số tiền 5,7 tỷ đồng. 

Một vụ án khác mà dư luận quan tâm đó là TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên y án sơ thẩm mức phạt tù chung thân đối với bị cáo Nguyễn Thị Thu Thúy (SN 1984), nguyên kế toán Ngân hàng Vietinbank Bắc Giang về tội “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản” (chiếm đoạt hơn 21,1 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm và tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng).

Vi phạm không được phát hiện sớm, chưa xử lý kịp thời

Qua những vụ việc, vụ án tham nhũng cho thấy đều liên quan trực tiếp đến những cán bộ, đảng viên có chức vụ, quyền hạn, có thời gian công tác tương đối dài. Những vi phạm này đã để lại hậu quả không nhỏ, đặc biệt là làm mất niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với một bộ phận cán bộ thực thi nhiệm vụ. Câu hỏi đặt ra là tại sao quy trình kiểm soát, sàng lọc, đánh giá cán bộ rất sát sao, cụ thể mà vẫn để lọt những cán bộ, đảng viên vi phạm nghiêm trọng như vậy?

Tìm hiểu sâu một số vụ án nhận thấy, để xảy ra những vi phạm trên, trước hết do các đối tượng không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao. Là cán bộ, quản lý nhưng họ không tuân thủ quy trình, không chấp hành chế độ chính sách dẫn đến vi phạm công tác quản lý, sử dụng tài chính. 

Bên cạnh đó, do sự suy thoái về đạo đức, lối sống, không chấp hành chế độ, định mức theo quy định dẫn đến tiêu pha, sinh hoạt cá nhân vô bổ, nợ nần chồng chất. Đồng tiền các đối tượng chiếm đoạt phần lớn đều sử dụng bất hợp pháp; không nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm lợi cho cộng đồng. 

Đơn cử như 5,7 tỷ đồng mà đối tượng Hoàng Vương (Chi cục Thuế huyện Tân Yên) tham ô hắn đã dùng để chơi lô đề, cờ bạc và thua sạch. Nguyễn Thị Thu Thúy (Vietinbank Bắc Giang) đã kinh doanh ngoại tệ trên mạng Internet bị thua lỗ hơn 21,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, những sai phạm của cá nhân không thể không nhắc tới việc thiếu kiểm tra, giám sát, đôn đốc của các tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước và những người có trách nhiệm thực thi nhiệm vụ. 

Sai phạm xảy ra ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Yên Dũng một phần do công tác kiểm tra, giám sát của tập thể, đơn vị còn sơ sài. Cơ quan chức năng không quyết toán tài chính theo định kỳ, để kéo dài năm này qua năm khác dẫn đến vi phạm của ông Nguyễn Tiến Duẩn xảy ra một thời gian dài nhưng không được phát hiện. 

Chỉ đến khi ông Duẩn chuyển sang cơ quan mới là Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Yên Dũng, sau khi bàn giao hồ sơ, sổ sách, chứng từ… mới phát hiện thiếu hụt số tiền lớn, khi đó mọi việc mới vỡ lở. Hay như trong thời gian hơn 1 năm đối tượng Hoàng Vương (Chi cục Thuế huyện Tân Yên) được giao quản lý để thu tiền lệ phí trước bạ phương tiện xe ô tô và tiền thuế xây dựng cơ bản của người dân, có 3 đợt kiểm kê biên lai thu thuế do bà Thân Thị Phương (là kế toán ấn chỉ) trực tiếp thực hiện. 

Mặc dù có phát hiện ra những sai phạm, nhưng vì nể tình đồng nghiệp, tình “chị em”, bà Phương đã chần chừ việc báo cáo cấp trên, bao che vi phạm của Hoàng Vương. Đến khi vụ việc đã đến mức rất nghiêm trọng, không thể khắc phục được nữa thì bà Phương mới báo cáo lãnh đạo.

Để ngăn chặn tình trạng tham nhũng cần có nhiều giải pháp, trong đó công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên cần bảo đảm chặt chẽ, thường xuyên hơn qua nhiều kênh thông tin từ sự phản ánh của quần chúng nhân dân, của cơ sở đảng và đoàn thể nơi người cán bộ công tác, cư trú và cả công luận. Phải xác minh tài sản, xem xét lối sống, sinh hoạt, quan hệ giao du của người cán bộ ấy với xã hội. 

Mặt khác, việc kiểm tra giám sát trong công tác tổ chức cán bộ phải được làm thường xuyên, có định kỳ và cả đột xuất. Phải biết dựa vào quần chúng nhân dân và động viên họ góp ý xây dựng cho cán bộ.

“Tham nhũng vặt” và giải pháp phòng ngừa
(BGDT) - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi. Hiện nay còn có khái niệm về “tham nhũng vặt”, được Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải đấu tranh phòng ngừa. 
Loại bỏ “tham nhũng vặt”
(BGĐT) - Gần đây, trên diễn đàn Quốc hội hay các phương tiện thông tin đại chúng nói nhiều về tệ “tham nhũng vặt”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi tiếp xúc cử tri đã ví nó như bệnh “ghẻ ruồi”, rất khó chịu. Dù không “cháy nhà chết người”, hậu quả để lại không như các đại án tham nhũng nhưng bệnh “ghẻ ruồi” có sức gây hại lớn đối với xã hội, làm cho người ta mất niềm tin.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh, phòng ngừa tham nhũng vặt
(BGĐT)- Hiện nay, "tham nhũng vặt" xảy ra khá phổ biến, trên tất cả các lĩnh vực, len lỏi vào mọi mặt của đời sống xã hội, biểu hiện rõ nhất là nạn “lót tay”, “bôi trơn” để được việc khi giao dịch với cơ quan công quyền... Ngày 12-6, Ban Nội chính Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức tọa đàm chuyên đề: "Phòng chống “tham nhũng vặt”, thực trạng và giải pháp". 
Phó Thủ tướng “điểm tên” nhiều vụ án tham nhũng lớn trước Quốc hội
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu rõ, cơ quan chức năng đã điều tra phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng.
Công bố đường dây tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
Ngày 18-12, thông tin từ Cục Phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ cho biết, Cục mới ban hành văn bản thông báo số điện thoại và hộp thư điện tử tiếp nhận thông tin phản ánh về các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Phòng, chống tham nhũng: Ngăn chặn hành vi tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản
(BGĐT)- Thu hồi tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp trong các vụ án tham nhũng, kinh tế có ý nghĩa rất lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này. Nếu chỉ xử được người mà tài sản không còn, không trả lại được cho Nhà nước và nhân dân thì công tác phòng, chống tham nhũng chưa triệt để.
Từng bước kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 13-11, các đại biểu Quốc hội cũng đã nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trình bày báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Tuấn Minh

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...