Thứ tư, 01/05/2024
Bắc giang 26 °C / 24 - 31 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Kinh tế
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Tu bổ công trình xuống cấp, bảo đảm an toàn hồ đập

Cập nhật: 08:02 ngày 10/04/2020
(BGĐT) - Những năm gần đây, để giảm cắt lũ về hạ du, tăng khả năng tích nước của công trình, nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được sửa chữa. Mặc dù vậy vẫn có một số hạng mục xuống cấp, giảm hiệu quả hoạt động. 

Nhiều công trình được cải tạo, nâng cấp

Lục Nam là địa bàn có nhiều hồ chứa nhỏ xuống cấp, nguy cơ mất an toàn trong mưa lũ. Với gần 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương, vừa qua, huyện đầu tư cải tạo, nâng cấp 3 hồ, đập gồm: Đập Am Sang, xã Đông Hưng; Ngạc, xã Nghĩa Phương và Nghè Ngón, xã Trường Sơn. Đến nay, cơ bản việc thi công đã hoàn tất. 

{keywords}

Đập Nghè Ngón, xã Trường Sơn (Lục Nam) vừa được cải tạo, nâng cấp. 

Tìm hiểu tại đập Nghè Ngón, thôn Chẽ, xã Trường Sơn được biết, trước đây mái đập bị thấm, thân đập bằng đất nên thường bị thẩm lậu, rò rỉ nước. Sau khi khảo sát, đơn vị chuyên môn của huyện đã lập phương án xử lý bằng cách cứng hóa thân đập, mặt đập, cải tạo cống lấy nước. Công trình vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nếu tích đủ nước, hồ bảo đảm cung cấp nước tưới cho hàng chục ha cây trồng tại thôn Chẽ, Nhân Lý. 

Bà Nguyễn Thị Lương, Trưởng thôn Chẽ cho biết, trước đây hồ xuống cấp. Về mùa mưa, nước hồ tích đầy nhưng thân đập yếu gây nguy hiểm cho người dân. Mùa khô, nắng nóng kéo dài, cây trồng lại thiếu nước do có thời điểm nước hồ cạn. Bây giờ hồ được tu sửa, khả năng trữ nước tốt, an toàn nên bà con trong vùng cũng yên tâm hơn.

Tương tự, dự án cải tạo, nâng cấp hồ Suối Nứa, xã Đông Hưng (Lục Nam) cũng vừa hoàn thành, với các phần được tôn tạo gồm: Mái thượng lưu, hạ lưu đập chính, đập phụ 1, 2, đập dâng, đường quản lý. Trước đó, hồ Suối Nứa có mái thượng, hạ lưu bị sạt, một số điểm xói lở, nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Sông Thương là đơn vị quản lý, vận hành. 

Hồ có dung tích hơn 6 triệu m3 nước. Ngoài cung cấp nước tưới cho khoảng 1 nghìn ha diện tích đất canh tác, hồ còn được nhiều du khách đến tham quan, vãn cảnh. Với việc đầu tư kinh phí cải tạo sẽ nâng năng lực chứa nước của hồ, từng bước phát triển hồ chứa theo hướng đa mục tiêu.

Đầu tư kinh phí, xử lý sự cố từ giờ đầu

Dù đã được tu bổ song nhiều hồ, đập tại tỉnh vẫn có nguy cơ mất an toàn, khả năng tích nước kém. Ví như hồ Khe Cát, thôn Điếm Rén, xã Trường Sơn (Lục Nam) hiện vẫn là đập đất đồng chất, mái thượng lưu không được gia cố, bị sạt trượt nhiều vị trí. Hồ Bầu Lầy, xã Trù Hựu (Lục Ngạn) có mái thượng lưu các đập phụ chưa được lát đá nên bị sóng vỗ làm xói lở ăn sâu vào thân đập. Hồ Khe Áng, xã Yên Định (Sơn Động) có đập chính bị thấm ở nhiều vị trí; rò rỉ nước ở phía vai phải chân đập giáp với núi đá tự nhiên. 

Toàn tỉnh có hơn 600 hồ, chứa các loại. Các hồ chứa lớn cơ bản hoạt động bình thường, ổn định song nhiều hồ, đập nhỏ bị xuống cấp, tập trung tại huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Yên Thế.

Hồ Chùa Sừng, xã Canh Nậu (Yên Thế) bị thấm, rò ngang thân đập chính. Ngoài ra, các hồ Câm Cang, thôn Phe; hồ Nà Tậu, thôn Thượng 2, đập Khe Nước, đập Chùm Dâu, thị trấn An Châu; đập Thông Tin, Khuân Dẽo, Ao Lại, Khuân Gia, Đồng Cún thuộc xã Giáo Liêm (Sơn Động) đều xuống cấp và rò rỉ nước cần được đầu tư sửa chữa.

Ông Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin, rà soát của các đơn vị và cơ quan chuyên môn đã phát hiện nhiều hồ chứa, đập dâng hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng và mức độ bảo đảm an toàn công trình. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Sở đề nghị các địa phương, công ty thủy nông chủ động triển khai xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng đối với từng hạng mục. Đặc biệt, xây dựng phương án xử lý từ giờ đầu từng tình huống, bảo đảm vận hành an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ năm 2020.

Được biết, phần lớn các công trình hồ chứa đưa vào sử dụng khai thác hơn 40 năm. Hiện các hồ, đập nhỏ đã và đang bị xuống cấp không đáp ứng đủ năng lực tưới, tiêu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân và công tác phòng, chống lụt bão đối với diễn biến phức tạp của thời tiết. 

Cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành và bảo vệ công trình đã hư hỏng. Năng lực quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi của một số nơi chưa phù hợp với quy mô và tính chất kỹ thuật của công trình. Ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống thiên tai của một bộ phận người dân chưa cao; nhiều tổ chức, cá nhân vì lợi ích kinh tế đã cố tình xâm lấn phạm vi bảo vệ công trình.

Để bảo đảm an toàn hồ đập, tăng khả năng tích nước, Sở Nông nghiệp và PTNT vừa kiến nghị Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) quan tâm bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho Bắc Giang để đầu tư duy tu, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp cũ nát và lạc hậu nhằm nâng cao năng lực phục vụ sản xuất và tăng khả năng ứng phó với mưa lũ.

Giang hồ đập phá nhà hàng ở TP Hồ Chí Minh được cặp vợ chồng thuê 500 triệu đồng
Vì tranh chấp trong việc cho thuê nhà, cặp vợ chồng trẻ bỏ ra 500 triệu đồng thuê mướn nhóm giang hồ nhằm gây áp lực đòi lại nhà.
Hàng chục giang hồ đập phá nhà hàng ở trung tâm TP Hồ Chí Minh
Hàng chục đối tượng giang hồ mang theo các loại hung khí xông vào đập phá 1 nhà hàng ngay giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh khiến nhiều người khiếp sợ.
Chủ động các phương án bảo đảm an toàn hồ đập
(BGĐT) - Chiều 4-8, đoàn công tác của Tổng cục Thủy lợi do ông Nguyễn Văn Tỉnh, Tổng Cục trưởng Tổng cục thủy lợi làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ chứa tại Bắc Giang.
Kiểm tra hồ đập ở Lục Ngạn trước tình hình mưa bão
(BGĐT) - Ngày 4-7, đồng chí Lê Bá Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã kiểm tra một số hồ đập trên địa bàn. Cùng đi có lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Lục Ngạn.
Ứng phó mưa lớn tại Bắc Giang: Bảo đảm an toàn hồ đập, di dời hộ dân khỏi vùng nguy hiểm
(BGĐT)-Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh liên tiếp xuất hiện mưa lớn trên diện rộng, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh xảy ra ngập úng, thiệt hại sản xuất. Hiện nay, các địa phương, người dân đang khẩn trương khắc phục, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Phòng, chống lụt bão: Nỗi lo hồ đập xuống cấp
(BGĐT) - Xây dựng từ hàng chục năm trước lại không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giảm năng lực chống lũ, nguy cơ mất an toàn khi mưa bão xảy ra.
Cây cầu hạnh phúc trên hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Nếu ai về xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trong những ngày này, hẳn sẽ bất ngờ vì sự xuất hiện của một cây cầu mới trên mặt hồ Cấm Sơn, nối từ thôn Tam Chẽ sang thôn Đấp. Sự thay đổi ấy là do 5 hộ dân trong xã vừa tạo nên thông qua việc đóng góp công sức, tiền của lắp đặt chiếc cầu phao dài hàng trăm mét giúp cho giao thông thuận tiện, an toàn hơn... 
Thả hơn 2 tấn cá xuống hồ Cấm Sơn
(BGĐT)- Ngày 14-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang tổ chức thả cá công ích xuống hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn). 
Hồ Cấm Sơn, điểm đến hấp dẫn du khách kỳ nghỉ lễ
(BGĐT) - Dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, người lao động được nghỉ từ 4 đến 5 ngày, bên cạnh những chuyến du lịch dài ngày thì rất đông du khách chọn hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn) làm điểm đến trong kỳ nghỉ. 
Bảo đảm cung cấp nước sạch bền vững từ hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Ngày 13-8, đồng chí Bùi Văn Hải, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang tổ chức đoàn công tác kiểm tra tiến độ dự án Nhà máy nước sạch DNP- Bắc Giang. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái và lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện Lạng Giang.
Thả cá công ích hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Ngày 14-9, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang tổ chức thả cá công ích xuống hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn). 
Tình thầy trò ở vùng hồ Cấm Sơn
(BGĐT) - Việc dạy và học ở các xã đặc biệt khó khăn vùng hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đầy gian nan do cách trở về địa lý, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với nỗ lực của thầy và trò nên chất lượng giáo dục nơi đây từng bước nâng lên.

Trường Sơn 

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...