Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 29 °C / 26 - 37 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Theo dòng sự kiện
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Một nghề cho chín

Cập nhật: 10:04 ngày 17/04/2019
(BGĐT) - Dịp này, số đông học sinh lớp 12 cũng như các bậc cha mẹ đang phân vân trước sự lựa chọn học đại học hay học nghề? Trước thực tế số sinh viên tốt nghiệp đại học, thậm chí trên đại học thất nghiệp ngày càng nhiều, nhiều học sinh đã chọn hướng học nghề với mong ước “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”.

Từ nhiều năm trước chúng ta đã kịp nhận ra điểm yếu của ngành giáo dục là tạo ra nguồn nhân lực “thừa thầy thiếu thợ”. Sở dĩ có sự mất cân đối đó bởi học đại học đã và đang là trào lưu của xã hội, là mục tiêu hàng đầu, là cánh cửa bước vào tương lai của mỗi phụ huynh và học sinh. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, các trường đại học không ngừng mở rộng ngành, nghề và các hình thức đào tạo từ chính quy, tại chức, chuyên tu, từ xa, liên thông… Các trường cao đẳng cũng thi đua phấn đấu trở thành đại học, tỉnh nào cũng muốn có ít nhất một trường đại học trở lên.

Hệ quả của phong trào “đại học hóa” là sinh viên ra trường thất nghiệp tràn lan. Theo thống kê của ngành lao động, thương binh và xã hội, mỗi năm có hàng trăm nghìn sinh viên đại học ra trường nhưng không có việc làm hoặc làm không đúng nghề mình được đào tạo. Nhiều sinh viên không dám ghi vào hồ sơ xin làm công nhân rằng mình đã tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học, vì sợ chủ doanh nghiệp không tiếp nhận vào làm việc. Thực trạng đi học một đằng, đi làm một nẻo cho thấy sự lãng phí rất lớn về thời gian, tiền bạc của mỗi gia đình và toàn xã hội.

Đã có vô vàn tấm gương thành công nhờ học đại học, nhưng nó không phải là con đường duy nhất. Thực tế cũng có rất nhiều người khởi nghiệp thành công bằng niềm đam mê với nghề mà mình yêu thích. Nếu lực học có hạn, khả năng tài chính của gia đình chưa dồi dào tại sao các em học sinh không chọn cho mình hướng đi khác, thay vì cứ phải đại học? Ông cha ta dạy “ Một nghề cho chín, hơn chín, mười nghề”. Vì vậy nếu học đại học hay học nghề các bạn trẻ hãy học cho chín. Đó là chìa khóa đi đến thành công.

“Giang hồ mạng”
(BGĐT) - Thời đại công nghiệp 4.0, khi mà công nghệ chi phối mọi mặt của cuộc sống đã xuất hiện một nhóm người được đặt cái tên khá bi hài: “Giang hồ mạng”. Với đặc trưng dị thường, khác đời, đôi khi là lệch chuẩn, gây ồn ào trên mạng xã hội, nhưng đáng buồn thay nhiều người trẻ lại coi họ là thần tượng (!). 
 
Cần một chế tài nghiêm khắc
(BGĐT) - Dư luận cả nước gần đây liên tục "dậy sóng" trước một số vụ sàm sỡ, dâm ô phụ nữ, trẻ em trong thang máy. Đáng chú ý là những kẻ có hành vi vi phạm lại chưa bị xử lý thích đáng, khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng.
 
Xanh mà không sạch
(BGĐT) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn tại cuộc họp báo của tỉnh mới đây đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ tiếp thu ý kiến của báo chí triển khai nghiên cứu, đánh giá những hệ lụy từ tình trạng quá tải phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật để cảnh báo cho người dân.
 
Trách nhiệm của chủ vật nuôi
(BGĐT)-Mới đây, tại thôn Đồng Lý, thị trấn Lương Bằng, tỉnh Hưng Yên xảy ra vụ việc rất thương tâm: Một cháu bé 7 tuổi bị đàn chó cắn dẫn tới tử vong.
 
Văn hóa xếp hàng
(BGĐT) - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt tưởng như là điều rất bình thường, thể hiện một xã hội văn minh, hiện đại. Thế nhưng tại nhiều nơi, bên cạnh những người có ý thức xếp hàng thì vẫn xuất hiện cảnh chen lấn, xô đẩy nhau khiến nhiều người bức xúc.
 

Hải Ngân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...