Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 35 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Chương trình “Tháng Năm nhớ Bác” tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Cập nhật: 20:14 ngày 02/05/2020
Trong tháng 5, Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức các hoạt động với chủ đề “Tháng Năm nhớ Bác” từ ngày 4-31/5, nhằm giới thiệu các hoạt động hằng ngày, cuối tuần, điểm nhấn hướng tới kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890-19-5-2020) và bốn năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị ngày 15-5-2016 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ban tổ chức đưa ra hai phương án hoạt động phù hợp với tinh thần phòng, chống dịch Covid-19.

Phương án 1 gồm các hoạt động với quy mô phù hợp tình hình dịch Covid-19: Nếu trong tháng 5 dịch Covid-19 chưa chấm dứt, các hoạt động thực hiện theo quy mô cuối tuần, hằng ngày và giảm quy mô của các hoạt động điểm nhấn. Khi chấm dứt dịch Covid-19, tổ chức đầy đủ các nội dung hoạt động điểm nhấn theo Kế hoạch.

{keywords}

Các hướng dẫn viên của Làng giới thiệu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của các dân tộc tại Làng.

Phương án 2 gồm các hoạt động tăng cường, đầy đủ như Kế hoạch khi kết thúc dịch Covid-19: Nếu đến thời điểm tháng 5 có thông báo chấm dứt dịch Covid-19, sẽ thực hiện đầy đủ các nội dung hoạt động theo kế hoạch đặc biệt tăng cường các hoạt động điểm nhấn để thu hút khách du lịch trong các ngày nghỉ lễ.

Có khoảng hơn 80 người của 12 dân tộc đang hoạt động hằng ngày là già làng, trưởng bản, nghệ nhân, đồng bào các dân tộc: Tày (Thái Nguyên); Dao (Ba Vì, Hà Nội); HMông (Hà Giang); Khơ Mú (Nghệ An); Mường (Hòa Bình); Thái (Sơn La); Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế); Ba Na (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Ê Đê (Đắk Lắk); Kh'mer (Sóc Trăng) tham gia các hoạt động trong tháng 5.

Một trong những chủ đề đáng chú ý tại Làng trong các hoạt động tháng 5 này là “Đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung” hướng về Bác Hồ”. Đồng bào tập trung tại không gian nhà sàn đồng dân tộc Tày, tại chùa Kh’mer và tại gian nhà truyền thống của đồng bào Tây Nguyên, cùng nhau kể những câu chuyện về Bác Hồ khi Người về hoạt động cách mạng tại Cao Bằng và xây dựng căn cứ địa cách mạng tại các tỉnh miền núi phía bắc. 

Đối với cụm Tây Nguyên: Tập trung tại không gian ngôi nhà truyền thống của những người con mang họ Hồ cùng nhau đọc cho nhau nghe những câu chuyện về Bác, những bài học từ cuộc đời của người một cách gần gũi nhất để đồng bào mình hiểu hơn, yêu hơn về Bác.

Ngoài ra, các hình ảnh, hiện vật… về Bác cũng được giới thiệu tại không gian “Bác Hồ và cộng đồng các dân tộc” tại Triển lãm làng III.

Hằng ngày, tại các cụm làng có tái hiện cuộc sống thường ngày, tăng cường các hoạt động giới thiệu về văn hóa, ẩm thực, văn hóa truyền thống, các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu của các nhóm đoàn, khách lẻ, phục vụ du khách tham quan tuyến điểm. 

Ngoài ra, đồng bào cũng kết hợp giới thiệu, trình diễn nghề thủ công truyền thống và giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, các sản phẩm từ nghề đan lát…

Du khách cũng được hướng dẫn và tham gia trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc như nhảy sạp, đi cà kheo, ném còn, đánh đu, đi cầu kiều, đánh yến, tó má lẹ...

Cuối tuần, du khách cùng trải nghiệm giao lưu các tiết mục văn nghệ và các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng: Múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, nghệ thuật hát Then, đàn Tính, các điệu múa chuông, múa rùa, hát Ay ray, loại hình kịch Rô băm, các điệu múa Rom vông, Lâm lêu, Xa za van.

Ngoài ra, tại Làng cũng tiếp tục duy trì Lễ Phật Đản tại chùa Kh’mer.

Khi dịch kết thúc, tại Làng sẽ có các chương trình ca múa nhạc “Quà tháng Năm dâng Người” của sinh viên Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, dân ca dân vũ “Muôn vàn yêu thương” của đồng bào các dân tộc tại Làng, một số trò chơi dân gian, hội xuân, chương trình du lịch Homestay...

Giảng viên Đại học Văn hóa sáng tác “Tế Covid” trẻ trung chống dịch
"Tế Covid" với giai điệu trẻ trung, rộn ràng là lời cổ vũ chống dịch Covid-19 của các giảng viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Phòng, chống dịch covid-19 và thông điệp từ văn hóa Việt
(BGĐT) - Tính đến thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 còn bùng phát ở nhiều nơi, nhưng vẫn không thể phủ nhận một thực tế rằng, Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã và đang phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả nhất thế giới.
Quý Sơn - Từ xã văn hóa đến xã nông thôn mới
(BGĐT) - Năm 2004, Quý Sơn, Lục Ngạn (Bắc Giang) vinh dự là xã đầu tiên được UBND tỉnh công nhận “Xã văn hóa”.  Từ tiền đề đó và tiếp tục phong trào thi đua xây dựng quê hương giàu đẹp, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây đã nỗ lực phấn đấu và đạt danh hiệu “Xã chuẩn nông thôn mới”. 
Nhân Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Nêu gương xây dựng gia đình văn hóa
(BGĐT) - Gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của xã hội mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách cho mỗi thành viên. Xác định tầm quan trọng đó, ở nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Giang, phong trào xây dựng gia đình văn hóa (GĐVH) được triển khai hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng. 
Điều chỉnh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình năm 2020
Ngày 17/3, UBND tỉnh Thái Bình ra Thông báo số 21/TB-UBND về việc điều chỉnh tổ chức các hoạt động kỷ niệm 130 năm Ngày thành lập tỉnh và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình năm 2020.

Theo Nhân dân

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...