Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 27 °C / 27 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Lục Ngạn: Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca dân tộc thiểu số

Cập nhật: 08:03 ngày 05/05/2020
(BGĐT) - Âm nhạc nói chung, dân ca các dân tộc thiểu số nói riêng đều bắt nguồn từ lao động sản xuất, từ thực tế cuộc sống của con nguời. Những làn điệu dân ca ấy được sinh ra từ núi rừng, từ ngọn cỏ, gốc cây hay tình yêu của đôi lứa. 

Hiện nay, nhiều hình thức hát dân ca dân tộc thiểu số tại Lục Ngạn (Bắc Giang) được bảo tồn, phục dựng và phát huy giá trị, các dân tộc đã dần ý thức được vai trò quan trọng trong việc gìn giữ các bản sắc văn hóa.

{keywords}

Hát dân ca Sán Chí tại Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn.

Lục Ngạn là huyện miền núi, năm 1996, Huyện ủy, UBND huyện Lục Ngạn đã cho khôi phục hội hát dân ca các dân tộc truyền thống tại chợ Chũ, thuộc trung tâm huyện vào ngày 18/2 Âm lịch hằng năm và các ngày chợ phiên vùng cao (chợ Thác Lười - Tân Sơn). 

Chợ ở Lục Ngạn có những hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc. Đồng bào đến chợ không chỉ mua bán, trao đổi các loại hàng hóa nông, lâm, thủy, thổ sản, mà đây chính là nơi hội tụ các sắc màu văn hóa, nơi gặp gỡ, hò hẹn và tìm nhau qua câu hát giao duyên. Hội hát dân ca các dân tộc được tổ chức thường niên đã tạo nên một nét sinh hoạt văn hóa truyền thống cho đồng bào tại huyện miền núi Lục Ngạn vào mỗi dịp mùa xuân.

Năm 2002, huyện Lục Ngạn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có quyết định số 752 QĐ-BVHTT đồng ý cho thực hiện đề án “Xây dựng và phát triển văn hóa huyện miền núi Lục Ngạn giai đoạn 2001-2010”. 

Từ đó hội hát dân ca các dân tộc đã được nâng lên thành Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc huyện Lục Ngạn và đến nay trở thành một trong những ngày hội lớn với quy mô cấp vùng trên địa bàn tỉnh. Năm 2012, dân ca Sán Chí và dân ca Cao Lan đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Để bảo tồn, phát triển rộng khắp các làn điệu dân ca, UBND huyện đã đầu tư kinh phí sưu tầm các bài dân ca dân tộc thiểu số; mở các lớp truyền dạy chữ Nôm thường được sử dụng để ghi chép các bài hát dân ca dân tộc, khuyến khích thành lập các CLB. 

Đến nay toàn huyện đã thành lập 32 CLB hát dân ca. Một số người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú. Tuy nhiên, do cách thức tổ chức các hoạt động chưa phong phú nên chỉ được thời gian đầu, sau đó do thiếu những nhân tố, bài hát mới, hình thức không đổi mới nên chưa hấp dẫn giới trẻ. Mặt khác, trong đời sống mới có nhiều loại hình âm nhạc hấp dẫn thanh thiếu niên hơn.

Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra ở đây là Nhà nước cần có đề án cho việc bảo tồn, phát huy các loại hình dân ca dân tộc thiểu số. Trong đó việc làm trước tiên là phải duy trì thường xuyên các CLB hát dân ca ở cơ sở. Bên cạnh đó, đã đến lúc chúng ta phải xem xét lại việc sân khấu hóa các hội hát, việc hát trên sân khấu chỉ nên tổ chức trong các hội thi, hội diễn, liên hoan. 

Bên cạnh đó cần chú trọng bố trí các địa điểm, không gian văn hóa cho việc hát dân ca… Ngoài ra có thể nghiên cứu truyền dạy dân ca trong giờ ngoại khóa của các nhà trường, nhất là các trường dân tộc nội trú; tổ chức các cuộc thi sưu tầm, tìm hiểu về dân ca dân tộc… Cùng đó, huyện tiếp tục chỉ đạo, tổ chức các hội hát dân ca các dân tộc, hình thành địa chỉ văn hoá thu hút khách du lịch, tạo điểm nhấn giới thiệu những sản vật đặc trưng của vùng đất Lục Ngạn.

Để bảo tồn, phát huy giá trị dân ca các dân tộc thiểu số tại Lục Ngạn gắn với phát triển KT-XH, ngoài sự nỗ lực của địa phương rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành.

Lục Ngạn là miền trái ngọt, miền của di sản văn hoá. Với các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị dân ca các dân tộc thiểu số kể trên sẽ là điều kiện để tôn thêm sự phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bảo tồn vốn quý dân ca
(BGĐT) - Sưu tầm tài liệu; tự mua sắm trang phục, đạo cụ; duy trì hoạt động đều đặn… là những việc đã, đang được các câu lạc bộ (CLB) dân ca ở xã Vô Tranh, huyện Lục Nam (Bắc Giang) thực hiện nhằm bảo tồn, phát huy giá trị  di sản văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS).
Tiếp tục tôn vinh và gìn giữ dân ca quan họ
(BGĐT) - Đứng ra sáng lập và tài trợ cho hoạt động của Câu lạc bộ (CLB) Quan họ BAGICO từ hơn 10 năm nay, chị Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty cổ phần BAGICO, huyện Việt Yên (Bắc Giang) mong muốn góp phần gìn giữ vốn di sản văn hóa quý báu của quê hương.   
Tìm về những nẻo dân ca
(BGĐT) - Đầu xuân nay tôi lại ngược đường đến với núi đèo Lục Ngạn (Bắc Giang). Vùng đất này níu kéo tôi không chỉ một lần bởi nơi đó có những nẻo dân ca dung dưỡng tâm hồn. Lại Phong Vân, Đèo Váng, Nà Hem, Cổ Vài, Tam Chẽ qua Cấm Sơn xuôi Đèo Cạn, Kiên Thành. Vẫn những bản làng thân quen mà bâng khuâng, xao xuyến. Tâm trạng mùa xuân bừng lên khi câu sli, câu lượn, câu soong hao bên sắc áo chàm.
Lục Ngạn: 200 diễn viên quần chúng biểu diễn tại Liên hoan hát ru và hát dân ca
(BGĐT) - Nhân kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20-10 (1930 –2018), Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện tổ chức Liên hoan hát ru và hát dân ca.
Truyền dạy dân ca Sán Chí cho học sinh
(BGĐT) - Nhằm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, Câu lạc bộ hát dân ca Sán Chí (xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) vừa phối hợp với Trường THCS Kiên Lao mở lớp truyền dạy hát dân ca cho 37 học sinh từ 12 đến 14 tuổi.
Đánh thức làn điệu dân ca
(BGĐT) - Vùng đất Phượng Hoàng - Yên Dũng vốn nổi tiếng với những di sản văn hóa phi vật thể quý báu. Nơi đây đã tổ chức khôi phục và phát huy hiệu quả nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc. Đó là những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân.
Gìn giữ làn điệu dân ca
(BGĐT) - Bằng tâm huyết của mình, người cao tuổi (NCT) huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đang ngày ngày gìn giữ, bảo tồn các làn điệu dân ca, góp phần phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa, bản sắc truyền thống của quê hương.

Lê Xuân Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Lục Ngạn

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...