Thứ sáu, 26/04/2024
Bắc giang 35 °C / 27 - 35 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Văn hóa / Tác giả, tác phẩm
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Hạnh phúc giản dị

Cập nhật: 07:00 ngày 25/05/2019
(BGĐT) - Hảo năm ngoái 21 tuổi. Hớn 22. Ban đầu họ bị anh em trong phân xưởng trêu chọc, do hai cái tên ghép lại thành ra một từ nghe muốn bấm bụng cười. Ấy vậy mà họ nên duyên chồng vợ thật.

Một năm trôi nhanh. Căn nhà nhỏ của cặp vợ chồng trẻ vẫn chưa có tiếng cười trẻ thơ. Ở khu nhà trọ của đám công nhân khu chế xuất này, đó là chuyện hết sức bình thường. Miếng cơm manh áo hằng ngày còn phải tùng tiệm, lấy chi mà nuôi con nhỏ. Bữa cơm thường chỉ có ít cá kho vụn với đĩa rau luộc chấm muối pha nước đun sôi. Dịp cuối năm, tranh thủ làm tăng ca kiếm chút tiền về quê ăn Tết, căn bếp ít khi được đỏ lửa. Vợ chồng mỗi người mỗi hộp cơm mua vội đầu hẻm, ăn quáng quàng còn để thời gian ngủ.

{keywords}

Minh họa Đinh Hương.

Hảo vốn không phải con nhà vất vả từ nhỏ. Học đến cấp II, cô vẫn được cha mẹ lo cho một chỗ ở lớp chọn trường điểm của tỉnh. Mỗi tuần còn đi học tiếng Anh ở trung tâm do người nước ngoài làm chủ, học phí tính bằng đô la. Sáng nào mẹ cũng cho Hảo tiền ăn sáng rất hậu hĩnh, hôm nào chỉ ăn xôi, Hảo còn thừa tiền mua kẹo đãi bạn. 

Chưa đến tuổi làm đỏm nhưng váy áo của Hảo mẹ mua cho đã chật cứng cả cái tủ mét rưỡi. Ngoài giờ học, Hảo chỉ biết vùi đầu vào đọc những truyện cổ Grim, truyện cổ An-đéc-xen. Mỗi khi tỉnh có đoàn nghệ thuật về diễn, bao giờ mẹ cũng mua vé để cả nhà thưởng thức.

Cuộc sống êm đềm của gia đình Hảo không kéo dài mãi. Thoạt đầu, Hảo chưa hiểu vì sao trong bữa cơm cha hay thở dài còn mẹ thì ít cười hẳn so với trước kia. Rồi mẹ bảo Hảo nghỉ học ngoại ngữ. Rồi cả nhà chuyển từ căn nhà hai tầng rộng thênh thang với vườn cây bao quanh đến một căn hộ chung cư bé tẹo. 

Chính trong căn nhà chỉ kê vừa hai cái giường này, Hảo đã nghe được câu chuyện của cha mẹ. Không đủ để hiểu cặn kẽ, Hảo chỉ mang máng là gia đình đang sa sút. Cha bị vỡ nợ. Cha và mẹ đang phải dốc hết tiền và bấu víu vào các mối quan hệ để chạy khỏi cái án tù đang lơ lửng trên đầu.

Hảo học hết cấp III, gia cảnh vẫn không cải thiện là bao. Cha Hảo từ khi cháy túi thì trí tuệ cũng sa sút theo. Ông hầu như không ra khỏi nhà, lúc nào cũng vật vờ như một cái bóng, không nói không cười, không cả xem ti vi. Mẹ Hảo bây giờ đã mất hẳn vẻ óng ả thưở trước, quanh năm lam lũ với gánh bún buổi sáng. May mà giời thương, bà khá đắt hàng, đủ để chị em Hảo chưa phải đói bữa nào. Hảo biết phận mình, không dám nghĩ đến cổng trường đại học. 

Có bà cô họ xa biết hoàn cảnh xin cho cô làm công nhân may. Lương tháng tùng tiệm cũng đủ nuôi thân, chỉ mỗi tội phải xa nhà. Thôi cũng đỡ cho mẹ một miệng ăn. Không đắn đo nhiều, Hảo quyết định luôn. Thế là cô nữ sinh lá ngọc cành vàng năm nào trở thành cô công nhân mỗi ngày đứng máy mười mấy tiếng.

Hảo chưa bao giờ hiểu được rằng lấy chồng nghèo cũng là một cái nợ. Mấy tháng háo hức lạ lẫm trôi vèo, cặp vợ chồng phải đối mặt với những nỗi lo rất thực. Tiền thuê nhà mỗi tháng, tiền chợ mỗi ngày một giá, mà chỉ lên chứ không có xuống. Rồi còn mối lo dành dụm chút tiền còm, cuối năm còn sắm sửa đồng quà tấm bánh cho bố mẹ đôi bên. 

Đâu thể như xưa, khi năm hết tết đến về quê là về nhà mình, không có quà bánh gì đáng kể mang theo cũng không đến nỗi tủi hổ. Cái nghèo làm cho mặt mũi lúc nào cũng âu sầu, làm cho con người ta hình như cũng khó tính hơn.

Tại sao mãi đến bây giờ Hớn mới nhận ra vợ mình đẹp đến thế. Cái sự đờ đẫn của chồng khiến Hảo bỗng ngượng, cô vội quay lưng lại. Hành động đó khác nào đổ thêm dầu vào củi đang âm ỉ cháy. Gần như ngay lập tức, Hớn kéo vợ ập vào lòng mình…

Cả ngày hôm đó, Hảo làm gì cũng thấy trôi chảy, không biết mệt. Tâm trạng bâng khuâng như đang trong những ngày yêu đầu tiên…

Hơn một lần Hớn đã cằn nhằn vợ suốt bữa cơm chiều chỉ vì sáng hôm đó cô đi làm sau và lỡ quên tắt đèn. Tiền điện dễ bằng cả một ngày công vất vả của hai vợ chồng ấy chứ. Nghe chồng đay nghiến, Hảo thấy uất trong lòng. Miếng cơm đã khó nuốt vì thức ăn nhạt nhẽo lại càng như tắc nghẹn lại. 

Đêm ấy, Hảo thấy khó ngủ. Nghe tiếng ngáy đều đều vô tư của Hớn, tự dưng cô thấy khó chịu. Vợ chồng mới ăn ở với nhau có hơn năm đã vài phen cãi lộn. Nay mai có con không hiểu diễn biến còn xấu đến đâu. Miên man mãi Hảo lại tủi thân khi nhớ lại ấu thơ dịu dàng của chính mình. 

Cô nhớ mình thường mặc váy hồng gắn đăng-ten xòe lộng lẫy, chạy đùa trong một bãi cỏ rộng xanh mướt cùng mấy chị em trong họ. Cha và mẹ ngồi trên một ghế đá, hình như đang nói chuyện gì đó rất thú vị, thỉnh thoảng cả hai cùng phá lên cười. Rồi mẹ vẫy Hảo lại, đặt vào tay cô mấy quả táo vàng óng, loại táo lai lê vừa giòn vừa ngọt, dôn dốt chua mà cô vốn rất thích. Hảo mân mê mấy quả táo trong tay mãi, đến nỗi một lúc sau bàn tay cô cũng thơm lịm mùi táo. 

Đến khi cô toan cho táo vào mồm cắn thì lỡ tay làm rơi. Cô nhoài người xuống để nhặt thì trái táo cứ lăn, lăn mãi. Đến khi cô chộp được, chưa kịp mừng rỡ, xòe bàn tay ra, không phải trái táo thơm phức mà là cục đất nâu, lạnh lẽo. Bỗng nhiên Hảo thấy người nhẹ bẫng, thì ra cô đang nắm chặt tay chồng, vừa rồi chỉ là giấc chiêm bao. Hành động lạ lùng của cô hình như đã đánh thức Hớn. 

Anh âu yếm ôm cô vào lòng, đặt mái đầu xinh xinh của cô gối lên đầu tay mình. Tự nhiên Hảo thấy lòng ấm áp lạ. Cái cảm giác vừa bực dọc vừa thương thân tan biến như chưa bao giờ có.

Hai vợ chồng chợp mắt được một lát thì chuông báo thức. Đã đến giờ Hảo phải dậy để làm ca sớm. Cô lụi hụi đun nước. Lát nữa cô sẽ pha một cốc nước ấm với mật ong vắt chút chanh tươi. Thói quen đó là do mẹ đã rèn cho cô từ bé và cho dù bây giờ kinh tế không khấm khá gì nhưng cô vẫn duy trì đều đặn. Không rõ có phải nhờ thế mà má cô lúc nào cũng hồng, cho dù chắc chắn là chế độ ăn không đủ dinh dưỡng. 

Sau đó cô sẽ đi tắm. Đó cũng là một thói quen khác, mỗi ngày. Hảo chưa bao giờ bị ốm thật sự nên cô chưa rõ thói quen này có bị đứt quãng nếu như cô ốm hay không.

Nhà hôm nay lại mất điện. Hảo đang loay hoay chưa biết làm thế nào để xoay xở trong cái phòng tắm nhỏ xíu tối om thì nghe chồng nói vọng vào: “Để anh thắp nến cho mà tắm”. Thì ra Hớn đã dậy từ lúc nào. Họ làm lệch ca nhau. Thường khi Hảo trở dậy sửa soạn thì Hớn vẫn tranh thủ ngủ vùi. Nến nào nhỉ? Hảo chưa kịp thắc mắc thành tiếng thì đã thấy ánh sáng lập lòe ở góc nhà. 

Thì ra đó là cốc nến cô mua từ hồi họ mới lấy nhau, định lúc nào có thời gian rảnh sẽ rủ chồng ngồi thưởng nến, uống trà. Thú vui rất xa lạ với cư dân ở khu công nghiệp này nhưng là một thói quen của gia đình cô xưa kia. Khi ấy, ngoài trà, còn có sô-cô-la trong những hộp giấy thắt nơ đầy vẻ vương giả. Nghèo thì nghèo, vẫn cứ phải sung túc về tinh thần. Ấy là ý nghĩ của Hảo khi mua nến. Vậy mà cô đã bỏ quên ý định lãng mạn ấy, cũng hơn một năm rồi.

Trong ánh nến, căn phòng bé xíu tối om bỗng trở nên huyền ảo. Khuôn mặt Hớn toát lên vẻ âu yếm, hòa nhã, chả còn dấu vết của anh công nhân lam lũ, cáu bẳn ngày thường. Hảo bỗng thấy lòng lâng lâng kỳ lạ. 

Hớn nhìn vợ trong ánh sáng mờ ảo. Tại sao mãi đến bây giờ Hớn mới nhận ra vợ mình đẹp đến thế. Cái sự đờ đẫn của chồng khiến Hảo bỗng ngượng, cô vội quay lưng lại. Hành động đó khác nào đổ thêm dầu vào lửa đang âm ỉ cháy. Gần như ngay lập tức, Hớn kéo vợ ập vào lòng mình…

Cả ngày hôm đó, Hảo làm gì cũng thấy trôi chảy, không biết mệt. Tâm trạng bâng khuâng như đang trong những ngày yêu đầu tiên… Cuộc sống dù còn nhiều khó khăn nhưng "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm", chỉ cần vợ chồng yêu thương nhau rồi sẽ vượt qua.

Triển lãm "Ấn tượng phản chiếu: Van Gogh và tác phẩm"
Hơn 60 tác phẩm của danh họa người Hà Lan Vicent van Gogh (1853-1890) sẽ được trình chiếu dưới dạng hình ảnh kỹ thuật số tại triển lãm "Ấn tượng phản chiếu: van Gogh và tác phẩm" từ ngày 8-3-2019 đến 7-4-2019.
 
Bìm bìm nở muộn
(BGĐT) - Bố cháu gọi cô lên.Thằng Hoàn lên tiếng gọi. Mùi nghĩ là mình ù tai nên nghe nhầm. Cô tiếp tục đảo thuốc. Tiếng đũa cọ vào thành chảo loạt xoạt. 
 
Chìa khóa của hạnh phúc
(BGĐT) - “Yêu thương và chia sẻ” tiếp tục được chọn là thông điệp của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm nay, với mong muốn kêu gọi mọi người cùng thể hiện tình yêu thương và sẻ chia, nhân rộng những điều tốt đẹp và tạo ra sự lan tỏa trong cộng đồng.
 
Trường học hạnh phúc
(BGĐT) - Có rất nhiều khẩu hiệu treo ở các trường học nhưng giờ người ta hay nhắc đến khẩu hiệu mà ai cũng mong muốn, đó là “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Trường học giờ đây không chỉ còn là nơi truyền dạy kiến thức mà làm sao phải thật hạnh phúc, cả thầy và trò đều muốn đến trường và hạnh phúc khi đến trường.
 
Trao giải cuộc thi sáng tạo video clip “Có tôi, đôi bạn luôn hạnh phúc” trên mạng 2018
Ngày 14-12, tại Hà Nội, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tổng kết và trao giải cho các tập thể, cá nhân xuất sắc trong cuộc thi sáng tạo video clip “Có tôi, đôi bạn luôn hạnh phúc” trên mạng năm 2018.
 

Truyện ngắn của Võ Hồng Thu

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...