Thứ ba, 30/04/2024
Bắc giang 30 °C / 26 - 29 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân: Cung không đủ cầu

Cập nhật: 07:00 ngày 30/03/2019
(BGĐT)- Nhu cầu chăm sóc, phục vụ người bệnh ngày một tăng trong khi nguồn cung dịch vụ này lại khá hạn chế. Vì công việc đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe và kỹ năng chăm sóc nên không phải ai cũng có thể làm được.  

Việc… tìm người

Mấy ngày nay, chị Nguyễn Thị Trang, phường Hoàng Văn Thụ (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) chạy đôn chạy đáo tìm người trông bố chồng đang điều trị ở Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh. Mùa vải thiều vừa rồi, bố chồng chị không may bị ngã dẫn đến chấn thương sọ não. Sau thời gian dài điều trị, ông đã qua cơn nguy kịch nhưng bị liệt, phải uống sữa bằng ống xông. Vì các con chỉ nghỉ phép được ít ngày nên cần tìm người phụ giúp chăm sóc ông. “Chúng tôi đã hỏi mấy người giúp việc gia đình nhưng họ không nhận lời. Phần vì họ không có kỹ năng, phần vì công việc chăm sóc người bệnh cũng khá vất vả”, chị Trang thở dài.

{keywords}

Công việc chăm sóc người bệnh không chỉ đòi hỏi người lao động có sức khỏe mà còn cần kỹ năng cơ bản.

Ảnh: Nhân viên y tế Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh hướng dẫn kỹ thuật trị liệu cho người chăm sóc bệnh nhân.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thủy, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) nhiều ngày qua vẫn chưa tìm được người trông bố 80 tuổi bị tai biến nằm tại nhà. Trước đây, gia đình chị thuê một người đàn ông khoảng 40 tuổi với mức lương 8 triệu đồng/tháng làm công việc trên. Hằng ngày người giúp việc cho bố chị ăn, uống thuốc, tập trị liệu, đi dạo... Tuy nhiên sau hai tháng, người giúp việc cũng xin nghỉ vì lý do ông cụ khó tính, thường xuyên cáu gắt.

Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh hiện có 150 bệnh nhân đang điều trị nội trú. Trong số đó có khoảng 30% người bị tai biến, chấn thương sọ não. Theo các bác sĩ, những trường hợp này thời gian điều trị thường kéo dài từ 4 - 6 tháng, sau đó phục hồi tại cộng đồng nên luôn cần có người ở bên cạnh chăm sóc. Thậm chí có trường hợp bệnh nặng cần đến hai người thay phiên trông nom.

Hiện nay, những gia đình neo người, con cháu đi làm phải thuê người chăm sóc, mức lương trung bình từ 5-10 triệu đồng/tháng. Dù nhu cầu tăng nhưng nguồn cung ứng nhân lực cho lĩnh vực này đang khan hiếm. Ông Nguyễn Công Hải, Giám đốc Công ty Minh Phú Khang (TP Bắc Giang) chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc gia đình cho biết: “So với làm việc nhà, dọn vệ sinh, trông trẻ thì trông người ốm vất vả hơn nhiều nên người lao động cũng ngại nhận. Hiện công ty chúng tôi đã mở dịch vụ này song còn nhiều khó khăn”.

Cần kỹ năng chăm sóc cơ bản

Vài năm gần đây, dịch vụ trông người ốm phát triển mạnh do nhu cầu tăng cao. Tuy nhiên, đây chỉ là dịch vụ tự phát, người lao động chưa được đào tạo những kỹ năng cơ bản nên để tìm được người biết việc, lại có “tâm” với nghề không phải dễ.

Chị Phạm Thị Sáu (SN 1968) ở xã Đồng Kỳ (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) đã có 15 năm làm nghề chăm sóc người bệnh. Hiện chị đang nhận trông ông Ngô Văn Kỷ (80 tuổi) điều trị tại Khoa Nội y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh. Ông Kỷ bị tai biến lần 2, liệt nửa người, khô các khớp nên người cứng, lại mắc chứng tiểu đường. Do có kinh nghiệm nhiều năm nên việc nâng đỡ, tập luyện cho người bệnh được chị Sáu thao tác thành thục. Nói về quãng thời gian hơn 2 năm chăm người bệnh, chị Sáu kể: “Cụ lúc nhớ lúc quên nên khó tính nhưng lâu dần thành quen, mình cứ chăm sóc tận tình”. Hằng ngày, ngoài vệ sinh cá nhân, cho cụ ăn 5 bữa, uống thuốc, đưa đi tập vật lý trị liệu, trực 24/24, chị Sáu còn dành thời gian kể chuyện và đọc tin tức thời sự cho cụ nghe. Công việc trên mang lại cho chị mức lương 9 triệu đồng/tháng.

{keywords}

Những trường hợp người nhà, người giúp việc đang chăm sóc bệnh nhân đều được chúng tôi hướng dẫn kỹ năng cần thiết, bảo đảm chăm sóc người bệnh tốt nhất. Hiện Bệnh viện đang nghiên cứu, sắp tới cung cấp dịch vụ này tại bệnh viện với đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật viên chuyên nghiệp”.


Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Vương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh

Trên thực tế không phải gia đình nào cũng gặp được người có kỹ năng chăm sóc người bệnh như chị Sáu. Có trường hợp người lao động thiếu kinh nghiệm, lóng ngóng, thậm chí làm người bệnh bị đau, tổn thương thêm. Theo bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Văn Vương, Phó Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Bắc Giang, đối với những bệnh nhân nặng thì việc chăm sóc không dễ dàng. Từ các khâu di chuyển, lăn trở, bế từ giường sang xe lăn, đi vệ sinh, cho ăn… đều cần có kỹ năng để phòng ngừa các thương tật thứ cấp như co rút, cứng khớp. Ngoài thời gian tập vật lý trị liệu với nhân viên y tế, người bệnh còn phải được gia đình tập luyện thêm để nhanh hồi phục.

Mặc dù dịch vụ trông người bệnh ngày càng phát triển, mang lại thu nhập cho người lao động song việc "chọn mặt gửi vàng" không phải lúc nào cũng được như ý. Bởi vậy các gia đình khi thuê người cần tìm hiểu, ký kết hợp đồng cụ thể. Bản thân người giúp việc cũng tự trau dồi kiến thức, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân và đặc biệt phải có “tâm” với nghề.

Tảo tần nghề “đồng nát”
(BGĐT)- Bao năm qua, nhiều phụ nữ ở xã Tân Liễu, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đã gắn bó với nghề thu mua “đồng nát”. Tảo tần mưu sinh, hầu hết các chị đã thoát nghèo, có đời sống khấm khá, xây nhà cao tầng, mua sắm tiện nghi sinh hoạt và nuôi con ăn học.
 
Ngao ngán nghề trong ngõ
(BGĐT) - Sự xuất hiện của các nghề như làm mộc, cơ khí, làm đậu, chăn nuôi… nằm trong khu dân cư, ngõ ngách ở TP Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang) đã gây ra những hệ lụy không nhỏ về môi trường. Bụi gỗ, mùi sơn, chất thải vật nuôi, đặc biệt là ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống thường nhật của người dân.
 
Làng nghề nhộn nhịp vào vụ Tết
(BGĐT) - Những ngày này, không khí ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, làm hương, bánh đa nem… nhộn nhịp hơn. Năm nay, những mặt hàng thủ công truyền thống được người tiêu dùng quan tâm, giá cao hơn.
 
Khó, dễ nghề nông
(BGĐT) - “Phi nông bất ổn”, những năm qua, nông nghiệp luôn khẳng định là trụ cột của nền kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức lớn, cần chủ động thực hiện các giải pháp đồng bộ để vượt qua.
 
Vinh quang nghề “gieo hạt”
(BGĐT) - Năm 2018, Bắc Giang nhận được nhiều tin vui khi kết quả giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học đều đạt thành tích cao, khẳng định vị trí trong "sân chơi" trí tuệ cấp quốc gia, quốc tế. Đóng góp đáng kể vào thành công đó là những nhà giáo tận tâm, trách nhiệm với sự nghiệp "trồng người".
 
Khởi nghiệp bằng nghề nông
(BGĐT) - Năng động, mạnh dạn ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, anh Trần Văn Trung (SN 1992) ở thôn Đông Hương, xã Nham Sơn (Yên Dũng-Bắc Giang) đã thành công trên bước đường khởi nghiệp. 
 
Kịp thời hiến tiểu cầu cứu sống bệnh nhân cấp cứu
(BGĐT) - Bệnh viện Đa khoa tỉnh vừa cấp cứu bệnh nhân Đặng Thị Tâm, 54 tuổi (Lạng Giang) bị vỡ u đại tràng, cần truyền máu cấp cứu. 
 
Cấp cứu thành công bệnh nhân 90 tuổi bị chấn thương sọ não
(BGĐT) - Khoa Ngoại Thần kinh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vừa cấp cứu thành công bệnh nhân Phạm Thị Lại (90 tuổi), xã Nghĩa Trung (Việt Yên) bị chấn thương sọ não. 
 
Nữ hộ lý trả lại 30 triệu đồng cho bệnh nhân đánh rơi
Trong lúc làm việc, chị Sương nhặt được 30 triệu đồng ở hành lang bệnh viện và một số giấy tờ tùy thân.
 

Nhật Tiến

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...