Thứ bảy, 27/04/2024
Bắc giang 32 °C / 28 - 40 °C
Hotline: +84.0204.3 856 624

Xã hội
Chia sẻ:
icon
0.5 1.0 1.5

Phê duyệt Đề án bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa

Cập nhật: 14:50 ngày 17/04/2019
(BGĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án “Các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới”.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là xác định, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông và người dân sống dọc các tuyến đường thủy nội địa; tăng cường điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng, phương tiện đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.

{keywords}

Tăng cường quản lý an toàn giao thông đường thủy.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, đối với kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa: Cải tạo 100% các điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa chính; cải tạo các điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa ở mức cao trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia.

Đối với phương tiện thủy: 100% phương tiện thủy nội địa được lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị thông tin liên lạc VHF và được đăng ký, đăng kiểm theo quy định; 100% phương tiện thủy chở khách ngang sông được trang bị đầy đủ áo phao và dụng cụ nổi cầm tay cho hành khách trên phương tiện theo quy định.

Đối với thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa, người tham gia giao thông đường thủy nội địa: 100% thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; 100% người tham gia giao thông đường thủy nội địa, chủ cảng, bến thủy nội địa, chủ phương tiện, thuyền trưởng, người lái phương tiện và người dân sinh sống dọc các tuyến đường thủy nội địa được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Định hướng sau năm 2030, hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy hoạch và cơ chế chính sách về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong hoạt động quản lý về an toàn giao thông đường thủy nội địa nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông đường thủy nội địa một cách bền vững.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án đặt ra nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu như hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch và cơ chế, chính sách; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; giải pháp về nguồn vốn; quản lý an toàn giao thông.

Trong đó, về công tác đào tạo, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa: áp dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng đào tạo và thi, kiểm tra cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; tăng cường xã hội hóa công tác đào tạo; nghiên cứu, bổ sung các hình thức, phương pháp thi khoa học và phù hợp với một số loại, hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, người có trình độ học vấn thấp và đồng bào dân tộc thiểu số...

Phòng Cảnh sát giao thông ký cam kết với chủ phương tiện đường thủy
(BGĐT) - Ngay sau khi Báo Bắc Giang đăng bài “Sông Thương lại “nóng” vì khai thác cát trái phép”, ngày 29-3, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh) đã tổ chức ký cam kết với các chủ phương tiện đường thủy. 
 
Bảo đảm ATGT đường thủy: Khắc phục tình trạng phạt lại tái phạm
(BGĐT)- So với đường bộ và đường sắt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cơ  bản ổn định, nhiều năm không xảy ra tai nạn, va chạm giao thông. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều tồn tại, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.  
 
Giữ an toàn giao thông đường thủy
(BGĐT) - Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng "Văn hóa giao thông với bình yên sông nước", từ năm 2016 đến nay, các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong tỉnh Bắc Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa tai nạn, giảm thiểu thiệt hại, thương vong trên các tuyến giao thông đường thủy.
 
Bắc Giang tích cực tuyên truyền kết hợp tuần tra, kiểm soát giao thông đường thủy
(BGĐT) - Nhằm ngăn ngừa hành vi gây tai nạn trên các tuyến sông, thời gian qua, cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tăng cường phối hợp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Qua đó ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, góp phần bảo đảm an toàn giao thông (ATGT) đường thủy.
 
Khai thác vận tải đường thủy
(BGĐT) - Phát huy lợi thế từ một số dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị vận tải đã quan tâm khai thác các tuyến đường thủy, góp phần kết nối, chia sẻ thị phần, tải trọng hàng hóa với đường bộ, tiết giảm chi phí vận chuyển.  
 

PV

Chia sẻ:

Ý kiến bạn đọc (0)

Bình luận của bạn...